Cứu tinh từ Campuchia ồ ạt đổ bộ Việt Nam giúp người chăn nuôi lãi lớn: tăng trưởng hơn 300%, nước ta nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới với mức tiêu thụ 2 triệu tấn/năm.
- 12-03-2024Một mặt hàng từ Campuchia vào Việt Nam tăng đột biến 24 lần trong tháng 2, là ‘cứu tinh’ hiếm hoi giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này
- 07-03-2024Một loại hạt từ Campuchia ồ ạt tràn vào Việt Nam: tăng trưởng 1.300% trong 1 tháng, nước ta nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới
- 29-02-2024Mỹ chi tiền mua ‘gà đẻ trứng vàng’ của Việt Nam gấp 5 lần trong tháng đầu năm: Trung Quốc, Campuchia đua nhau gom hàng, thu về hơn 80 triệu USD trong tháng 1
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt trên 339.129 tấn, trị giá 193,04 triệu USD, giá trung bình 569,2 USD/tấn, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 9,5% kim ngạch và giảm 19,5% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 2/2024 đạt 126.901 tấn, tương đương 70,96 triệu USD, giá trung bình 559,2 USD/tấn, giảm 40,2% về lượng và giảm 41,9% kim ngạch so với tháng 1/2024, giá cũng giảm 2,8%; so với tháng 2/2023 cũng giảm mạnh 45,6% về lượng, giảm 57,6% về kim ngạch và giảm 22% về giá.
Mỹ là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 52% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 175.906 tấn, tương đương gần 99,5 triệu USD, giá 565,6 USD/tấn, giảm 16,5% về lượng, giảm 33,5% kim ngạch và giảm giảm 20,3% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 139.851 tấn, tương đương 78,82 triệu USD, chiếm trên 41,2% trong tổng lượng và chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 111,6% về lượng, tăng 73,1% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada 2 tháng đầu năm 2024 đạt 19.853 tấn, tương đương 12,46 triệu USD, chiếm 5,9% trong tổng lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 1,8% về lượng, giảm 15,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, nhập khẩu từ thị trường Campuchia trong 2T/2024 đạt 1.074 tấn, tương đương 770.643 USD, giá trung bình 718 USD/tấn, so với 2T/2023 tăng mạnh 388,18% về lượng, tăng 349,88% về kim ngạch nhưng giảm 8,5% về giá.
Mặt hàng đậu tương đang là tâm điểm thị trường tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, đứng thứ 3 với tỷ trọng 11,9%. Nếu chỉ tính riêng tháng 3/2024, đậu tương là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại MXV. Các mặt hàng liên quan khác như khô đậu tương, dầu đậu tương cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch ấn tượng trong giai đoạn đầu năm 2024.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu tương.
Đậu tương là nguyên liệu đầu vào rất khó thay thế trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi - một trong những ngành sản xuất thiết yếu tại Việt Nam. Các chuyên gia dự báo nhập khẩu đậu tương của Việt Nam sẽ tăng trưởng đều đặn từ 3-5% mỗi năm.
So với cùng kỳ 2023, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính trong quý I/2024 có xu hướng giảm. Cụ thể, ngô hạt 6.827 đồng/kg (giảm 20,3%), khô dầu đậu tương 14.162 đồng/kg (giảm 4,4%), cám mì 6.026 đồng/kg (giảm 15,1%), cám gạo 5.971 đồng/kg (giảm 11,7%); DDGS 8.054 đồng/kg (giảm 18,3%).
So với giai đoạn cao điểm của giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (vào quý II/2022), giá các nguyên liệu chính như: ngô hạt, DDGS, khô dầu đậu tương đã giảm lần lượt 26,2%; 24% và 8,6%.
Nhận định chung trong thời gian tới do nguồn cung nguyên liệu ổn định và giá giảm nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm, tuy nhiên khó quay trở lại mức giá thời điểm trước dịch. Với mức giá hiện tại và giá thịt heo hơi xuất chuồng tăng, người chăn nuôi nhỏ lẻ và các doanh nghiệp chăn nuôi khép kín đều đã có lãi.
Nhịp sống thị trường