MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đặc sản Thái: Người bỏ làm rác, dân sành ăn lại săn với giá "chát"

31-07-2018 - 14:35 PM | Thị trường

Ở Việt Nam, vỏ bưởi thường được chị em dùng để gội đầu, pha trà, hoặc vứt làm rác thải. Nhưng tại Thái Lan, món mứt vỏ bưởi khá được ưa chuộng, không ít dân sành ăn Việt đặt mua loại này với giá chát 650.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thanh Lương (ngụ Q.Cầu Giấy, Hà Nội), người chuyên đặt mứt Thái trên mạng xã hội giới thiệu, điểm khác biệt của loại mứt này chính bởi cái tên của nó.

Đặc sản Thái: Người bỏ làm rác, dân sành ăn lại săn với giá chát - Ảnh 1.

Mứt vỏ bưởi giá 650.000/kg. Ảnh: N.T.L

 

Các món mứt truyền thống thường làm từ lõi của quả, mứt làm từ vỏ bưởi thì nghe khá lạ. Vỏ bưởi thường cay the, giờ đem làm mứt khiến nhiều người tò mò mua thử.

Chị Lương nói thêm: "Trước đây, tôi chỉ nhập mứt vỏ bưởi Thái về bán vào dịp tết, nhưng thời gian gần đây, loại mứt này bán rất chạy, khách hỏi mua nhiều nên tôi nhập hàng liên tục. Mỗi gói mứt vỏ bưởi trọng lượng 200 gram giá 130.000 đồng, khách chỉ cần đợi 3-5 ngày là có hàng.

Còn chị Kim Hạnh, chủ cửa hàng bánh kẹo nhập trên đường Thuỵ Khuê, Q.Tây Hồ cho biết, sở dĩ loại này được mọi người chọn mua vì trong vỏ bưởi có nhiều chất dinh dưỡng và phòng ngừa được các bệnh như xơ vỡ động mạch, ngăn ngừa béo phì, viêm họng...

Đặc sản Thái: Người bỏ làm rác, dân sành ăn lại săn với giá chát - Ảnh 2.

Mứt vỏ bưởi Thái có nhiều tác dụng phòng ngừa bệnh.


Thấy rao bán nhiều trên mạng, chị Ngọc Thảo (ở Đào Tấn, Hà Nội) đã mua một gói mứt vỏ bưởi nhập khẩu từ Thái Lan về ăn thử.

"Mứt vỏ bưởi khi ăn giòn sần sật, vị chua và ngọt kết hợp, cộng thêm vị cay the tự nhiên của bưởi khiến tôi càng ăn càng nghiện" - chị Thảo nói.

Thấy mứt vỏ bưởi Thái Lan được tiêu thụ mạnh, giá cao, một số doanh nghiệp trong nước cũng thử làm mứt vỏ bưởi bán, nhưng hiệu quả không cao, sản phẩm khó cạnh tranh với hàng Thái.

Nước ta có nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng, nhưng vỏ bưởi thường… bỏ đi. Cũng có doanh nghiệp trong nước thử làm mứt vỏ bưởi nhưng không bán được vì không ngon và hàng hóa không bắt mắt…

Từng trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừa nhận 2 khâu yếu kém trong sản xuất nông nghiệp, đó là chế biến và tổ chức thị trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, mặc dù được coi là một “cường quốc” về xuất khẩu nông sản, song có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

"Đặc biệt, nhiều sản phẩm được bán ra thị trường thế giới mà không có thương hiệu, nhãn mác, hoặc phải sử dụng thương hiệu nước ngoài. Đây là một bất lợi lớn, ảnh hưởng đến tiến trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam" - ông Cường nói.

Theo Đ.Phương

Lao động

Trở lên trên