MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu lo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội phục hồi kinh tế

Đại biểu lo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội phục hồi kinh tế

Đại biểu cho rằng 5 trên 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng không đạt, phản ánh chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thảo luận tại tổ về việc đánh giá lại tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua và những tháng đầu năm nay, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) đánh giá năm 2021, 5 trên 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng không đạt mục tiêu, phản ánh chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những chỉ tiêu không đạt có thể do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Đại biểu lo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh). Ảnh: Cổng Thông tin Quốc hội.

Tuy nhiên, so với khu vực và trên thế giới, nhiều quốc gia đã thoát khỏi "cú sốc" của Coivd-19, tăng trưởng bứt phá như Trung Quốc, Singapore, Philippines... Trong bối cảnh đó, đại biểu cho rằng Việt Nam nên có chính sách mở cửa nhất quán, để không bỏ lỡ cơ hội và cần các giải pháp đột phá hơn để phục hồi mạnh mẽ, bắt nhịp tăng trưởng.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người không đạt, chưa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững như mong đợi, cho thấy mục tiêu GDP bình quân 5 năm ở mức 4.700-5.000 USD sẽ càng thách thức hơn. Chưa kể, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ước đạt hơn 37,1%, thấp hơn so với mục tiêu khoảng 44-47%; thấp hơn so với giai đoạn trước là hơn 45,7%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt hơn 4,7%, thấp hơn mục tiêu đề ra (4,8%)...Tuy nhiên, so với khu vực và trên thế giới, nhiều quốc gia đã thoát khỏi "cú sốc" của Coivd-19, tăng trưởng bứt phá như Trung Quốc, Singapore, Philippines... Trong bối cảnh đó, đại biểu cho rằng Việt Nam nên có chính sách mở cửa nhất quán, để không bỏ lỡ cơ hội và cần các giải pháp đột phá hơn để phục hồi mạnh mẽ, bắt nhịp tăng trưởng.

“Đó là những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh động lực tăng trưởng của nền kinh tế, kết quả cho thấy tăng trưởng của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư, sự đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao”, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo nói.

Dự báo về bức tranh kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng Việt Nam sẽ gặp những thách thức không hề nhỏ. Cụ thể, GDP tăng trưởng cao hơn năm trước nhưng chủ yếu đến từ thu ngân sách hoạt động bán dầu thô, nhờ giá dầu tăng cao; thu từ bán tài nguyên hay thuế thu nhập cá nhân... Trong khi, nguồn thu ngân sách Nhà nước ổn định, bền vững phải đến từ thuế của khu vực doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi hoạt động điều hành làm sao có thể kích thích tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp đã ngưng hoạt động sẽ phục hồi trở lại; giải quyết căn cơ vấn đề việc làm cho người lao động.

Trước đó, báo cáo thẩm tra kết quả tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm vừa qua và những tháng đầu năm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% rất thách thức, chưa kể 2% tăng thêm nhờ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhất là trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới và trong nước thời điểm hiện nay đã có nhiều thay đổi phức tạp hơn, những điểm khác hơn so với đầu năm. Đó là lạm phát bên ngoài tăng cao, giá năng lượng cao... tạo áp lực lên lạm phát trong nước; thị trường tài chính, thị trường vốn trong nước biến động phức tạp; xung đột Nga - Ukraine tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp với thị trường này; đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước đang bị trầm xuống... Trong bối cảnh này, dư địa của chính sách tiền tệ càng thu hẹp.

Trong bối cảnh vừa nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng bên cạnh việc tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 thì Chính phủ cần kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; kiểm soát nợ xấu, có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh.

Có cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng cần kiểm soát tốt nguồn cung cho các hoạt động sản xuất - tiêu dùng để vừa giảm áp lực lạm phát vừa giảm các chi phí trong kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu và tháo gỡ những khó khăn về logistics.

Đại biểu lo Việt Nam bỏ lỡ cơ hội phục hồi kinh tế - Ảnh 2.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước). Ảnh: Cổng Thông tin Quốc hội.


Ngoài ra, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) cũng đề nghị Chính phủ quan tâm đến sự biến động của giá cả thị trường. Trong đó, tình trạng tăng vật tư nguyên liệu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là nông dân. Đồng thời, việc có những chính sách quan tâm hỗ trợ, đặc biệt trong thời điểm thực hiện phục hồi phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19, cũng được đại biểu Sang đề xuất.

Theo Ngọc Hà

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên