MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu Quốc hội: Không thể chấp nhận việc người dân phải xếp hàng mua xăng!

Hình ảnh đông nghẹt tại cây xăng ở Hà Nội (ảnh: Duy Phạm).

Hình ảnh đông nghẹt tại cây xăng ở Hà Nội (ảnh: Duy Phạm).

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, có thể lý giải việc thiếu cục bộ, đứt gãy vừa rồi là do chiết khấu, điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu chưa kịp thời… Tuy nhiên, đây là bề nổi, còn bản chất là cơ chế điều hành xăng dầu phải thay đổi, làm rõ ai phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng đùn đẩy nhau, phải thay đổi ngay và luôn.

Chiều 2/11, trao đổi bên hành lang Quốc hội về tình trạng nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn đóng cửa mấy ngày qua, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ sự quan tâm đặc biệt.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, ngoài việc xử lý bất ổn đang có trên thị trường xăng dầu, cơ quan quản lý cần thay đổi toàn diện về cơ chế, cách thức vận hành điều hành, quản lý thị trường xăng dầu.

Đại biểu Quốc hội: Không thể chấp nhận việc người dân phải xếp hàng mua xăng! - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (ảnh: VGP)

“Nên đưa về một đầu mối duy nhất quản lý xăng dầu là Bộ Công Thương. Xăng dầu là hàng hoá, liên quan tới thị trường, sản xuất, nguồn cung, điều tiết về kỹ thuật mà Bộ Công Thương có bộ máy, chức năng nhiệm vụ để quản lý. Còn lâu nay, Bộ Tài chính - Công Thương không thể can thiệp sâu vào giá… Chính vì như vậy nên không có sự linh hoạt”, ông An cho hay.

Đặc biệt, ĐB bày tỏ rõ quan điểm về tình trạng nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn đóng cửa, người dân phải chật vật xếp hàng mua xăng thời gian qua.

“Không thể chấp nhận được tình trạng người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM phải xếp hàng mua xăng vì thiếu hàng. Thật khó chấp nhận”, ĐB nhấn mạnh.

Theo ông An, có thể lý giải việc thiếu cục bộ, đứt gãy vừa rồi là do chiết khấu, điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu chưa kịp thời… Tuy nhiên, đây là bề nổi, còn bản chất là cơ chế điều hành xăng dầu phải thay đổi, làm rõ ai phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng đùn đẩy nhau, phải thay đổi ngay và luôn.

ĐBQH Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho rằng tình trạng nhiều cửa hàng ở các thành phố lớn đóng cửa là hiện tượng bất thường. Thậm chí, ngay cả khi nguồn cung thế giới lên cao, giá tăng, xăng dầu khan hiếm cũng không có hiện tượng bất thường như vậy.

ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn và đặt vấn đề tại sao các nước không có tình trạng đứt nguồn cung xăng dầu như ở Việt Nam?Theo ông Cường, sự phối hợp quản lý giữa các Bộ, ngành chưa tốt…

Trước tình hình trên, ĐBQH đề nghị các cơ quan cần làm rõ lý do, thu thập đầy đủ thông tin, căn cứ để từ đó kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách, tháo gỡ bất cập của thị trường xăng, dầu.

Theo Luân Dũng

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên