Đại sứ Phạm Quang Vinh: “Ông Joe Biden dường như chưa vượt qua được cái bóng của Barack Obama”
Theo đại sứ Vinh, những gì ông Biden đưa ra có vẻ như chưa đột phá so với chính sách dưới thời Obama và dường như cử tri Mỹ trông đợi nhiều hơn thế.
- 23-10-2020Phát hiện bất ngờ về các cuộc vận động tranh cử của ông Trump: Tổng thống đang cầm "con dao hai lưỡi"
- 22-10-2020Đối đầu trực tiếp lần 2, cơ hội cuối cùng để ông Trump giành lại vị trí dẫn đầu từ tay ông Biden
- 21-10-2020Ông Trump đòi điều tra con trai ông Biden: Một giao dịch với Trung Quốc thành "đòn chí mạng" trước bầu cử?
Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tụt lại so với ứng viên Joe Biden trong các cuộc trưng cầu dân ý và đang gặp khó vì nguồn tài chính dành cho vận động tranh cử hao hụt nhanh đáng kể.
Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ vòng cuối cùng này diễn ra ở thời điểm mà hơn 45 triệu người Mỹ, tức khoảng 1/3 cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2016, đã hoàn thành việc bỏ phiếu. Cả hai ứng viên hiện nay đang tập trung vào củng cố lực lượng cử tri trung thành của mình đồng thời giành được sự ủng hộ của nhóm cử tri còn đang lưỡng lự.
Sau cuộc tranh luận lần đầu đầy kịch tính, hai ứng viên liên tục ngắt lời nhau một cách thô bạo và giá trị thông tin không cao, cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ lần cuối rất được chờ đợi. Và thực sự cuối cùng cuộc tranh luận này đã không khiến người xem thất vọng. Với luật tranh luận mới, ứng viên sẽ bị tắt mic nếu cắt lời ứng viên kia thô bạo, chính vì vậy, hai ứng viên đã thể hiện cách tranh luận điềm tĩnh hơn rất nhiều.
Hai ứng viên đã thể hiện ra sao trong cuộc tranh luận, cuộc tranh luận sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của cử tri Mỹ khi cuộc bầu cử Mỹ bước vào giai đoạn "nước rút" và liệu có hay không một "làn sóng xanh" trên chính trường Mỹ nếu ông Joe Biden thắng cử, tất cả những vấn đề này đã được giải đáp trong cuộc trao đổi mới đây giữa Tạp chí Nhịp sống Doanh nghiệp BizLIVE và ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ.
LUẬT TRANH CỬ ĐƯỢC TÔN TRỌNG HƠN RẤT NHIỀU
Ông nhận xét ra sao về phong cách và nội dung tranh luận của hai ứng viên Tổng thống Mỹ lần này?
Cuộc tranh luận lần này là cuộc tranh luận rất được trông đợi bởi nó là cuộc cuối cùng, ngoài ra, chỉ còn 11,12 ngày nữa, người ta rất trông đợi để xem định hình chính sách của hai ứng cử viên nếu sau này trúng cử Tổng thống như thế nào.Sau lần tranh cử thứ nhất liên tục ngắt lời nhau dẫn đến sự hỗn loạn, rồi đến lần tranh cử thứ hai bị hủy bỏ, thế nên tất cả người xem họ đều rất trông chờ cuộc này.Hai ứng viên đã khá tuân thủ về nguyên tắc đã nhất trí với ban tổ chức và rất rành mạch trong cái trình bày của mình mà thực sự họ đã trình bày được những vấn đề lớn trong chính sách của mình, nhất là những vấn đề liên quan trong sáu chủ đề nội dung. Nổi bật lên nhất là câu chuyện ứng phó với đại dịch, câu chuyện phục hồi phát triển kinh tế như thế nào đem lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau đó đến câu chuyện liên quan đến chủng tộc nhưng có bao gồm cả yếu tố chống phân biệt chủng tộc, chống cực đoan gây bạo động và duy trì trật tự luật pháp. Và cuối cùng, câu chuyện về chính sách đối ngoại được bàn tới.
Trong trình bày của mình, các bên đều muốn nhấn mạnh đến những điểm là lợi thế của bên kia, Tổng thống Trump nói được rất nhiều về những gì ông đã làm được về kinh tế, về đối ngoại và những việc đối với người dân trong đó có cả người da màu ở Mỹ. Phía ông Biden cũng nói đến một loạt kế hoạch chủ trương, nhưng hai bên đã rất ôn hòa trong việc thực hiện khung chính sách của mình để gửi thông điệp đến cử tri.
Ông Biden đã chỉ trích Tổng thống Trump kém quản lý dịch bệnh lây lan cũng như phong cách lãnh đạo của ông Trump, trong khi đó ông Trump lại chỉ trích ông Biden 47 năm làm chính trị, dù đã hứa và trình bày rất nhiều nhưng cuối cùng chẳng làm gì được cả trong 8 năm làm phó Tổng thống cũng như cuộc đời chính trị của ông ấy.
CÒN CHƯA ĐẦY 10% CỬ TRI DO DỰ
Cuộc tranh luận lần này sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan điểm của cử tri Mỹ, theo quan điểm của ông?
Nước Mỹ chỉ còn chục ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và cũng có hơn 40 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu rồi, trong một đất nước vốn đã phân hóa thì dường như những bộ phận cử tri chủ chốt người ta đã có những tính toán lựa chọn của mình rồi. Số lượng các cử tri do dự có khi còn không nhiều như các năm trước, theo tính toán thì chỉ còn chưa đầy 10% là còn do dự, nhìn lại cuộc tranh luận này.
Nếu nhìn vào lực lượng cử tri cơ sở của mỗi bên, với nội dung tranh luận lần này, nền tảng cơ sở cử tri của mỗi bên đều đã có thể cảm thấy hài lòng. Dù còn ít, hai ứng viên cũng đang tranh thủ những cử tri còn do dự, mình chưa rõ điều này như thế nào bởi có thể thấy rằng ông Trump dựa vào hồ sơ thành công của mình về kinh tế, đối ngoại và nhiều mặt khác trong quá trình cầm quyền của mình. Nhưng chính ông cũng chưa đưa ra được gì đột phá để thoát khỏi đại dịch. Vắc xin có thể sẽ có nhưng có khi nào và sử dụng ra sao cũng chưa rõ.
Ông Biden nhắc lại những cái lớn trong câu chuyện đoàn kết, xây dựng một nước Mỹ dựa trên giá trị và nhiều thứ như vậy nhưng cũng lặp lại rất nhiều chính sách của ông Obama và chưa vượt qua được cái bóng của ông Obama, người ta dường như vẫn trông đợi cái gì vượt lên trên đó.
Nhìn chung, các cuộc tranh luận này giúp cho cử tri thấy rõ hơn chính sách của hai ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ. Trong lịch sử của nước Mỹ, cuộc tranh luận dường như không có tác dụng gì nhiều. Như vậy cuộc tranh luận này còn phải cộng thêm với câu chuyện mà sắp tới các bên còn phải ráo riết vận động.
TUYÊN BỐ ỦNG HỘ VÀ ĐI BỎ PHIẾU LÀ HAI CHUYỆN KHÁC NHAU
Gần đây, kết quả một số cuộc trưng cầu dân ý tại các bang chiến địa cho thấy Tổng thống Trump đang tụt lại so với ứng viên Joe Biden. Ông nhận xét sao về điều này?
Nói về câu chuyện thăm dò dư luận lần này, rõ ràng cơ của Biden đã dẫn và Trump đang dưới cơ. Ông Biden dẫn khá xa ở thăm dò dư luận cấp liên bang, tức là khả năng phiếu phổ thông của ông Biden đã cao hơn rất nhiều. Nhưng ở các bang chiến trường, số điểm phần trăm cách biệt giữa hai bên ít hơn rất nhiều cũng chỉ đến 3,4% gì đó, cho nên hai bên sẽ phải cạnh tranh rất nhiều ở đó.
Trong thời gian tới, hai bên sẽ phải tích cực vận động, không chỉ tranh thủ cử tri còn do dự dù là còn ít mà còn phải củng cố những người đã và đã từng ủng hộ mình. Về phía ông Trump, ông đã có được 43 hoặc 44%, mà do cách điều hành của ông những người này có vẻ tương đối trung thành.
Ông Biden là một sự tập hợp rộng rãi, ông có được trên 50%, 53 hoặc 54% nhưng rõ ràng cái quyết định bây giờ là sắp tới người ta có đi bỏ phiếu hay không, người ta bày tỏ ủng hộ, nhưng người ta đi bỏ phiếu thật hay không là chuyện khác. Nhiệm vụ của ông Biden là phải giữ được những cái đó, nhất là những bang còn đang do dự.
Không ít chuyên gia đang dự báo về khả năng nếu ông Joe Biden thắng, sẽ có "làn sóng xanh", tức là chính trị gia Đảng Dân chủ chiếm cả Thượng viện và Hạ viện. Khả năng này xảy ra liệu có làm tê liệt sự cân bằng trong quá trình lãnh đạo nước Mỹ?
Người ta có thể nói đến một "làn sóng xanh", khi mà Đảng Dân chủ có thể nắm cả chính quyền hành pháp, Thượng viện và Hạ viện. Có lẽ câu chuyện này cần phải chờ thêm bởi chưa chắc có làm được như vậy hay không khi mà người ta thăm dò về Thượng viện, Đảng Dân chủ đang thua 6 phiếu, 53/47 mà ở nơi này nơi kia, một số người tái cử của Đảng Cộng hòa có thể gặp khó khăn. Nhưng phía Đảng Dân chủ cũng có người khó khăn do dính vào bê bối này kia. Vậy thì hiện tại còn ngang ngửa nên để kết luận được về điều này cũng sẽ cần phải chờ thêm.
Xin cám ơn ông về những chia sẻ!
Nhịp sống doanh nghiệp
Sự kiện: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Xem tất cả >>- Sức hấp dẫn đặc biệt của Tổng thống Trump: Kêu gọi được 207,5 triệu USD tiền ủng hộ dù thất thế
- Bế tắc chính trị được khai thông, Chính quyền Trump mở đường cho việc chuyển giao quyền lực
- Bang chiến trường đầu tiên xác nhận kết quả bầu cử: Ông Trump thua nhưng chưa từ bỏ
- Ông Trump tung bằng chứng, nói số phiếu của ông Biden tại Wisconsin tăng "không thể tin nổi" lúc 4h sáng
- Ông Trump lẽ ra đã thắng với cách biệt 10.000 phiếu ở bang Georgia?