Dân văn phòng nên dành ra tối đa 15 phút ngủ trưa để thu về 5 lợi ích sức khỏe sau
Bạn có biết rằng, giấc ngủ trưa dù ít ỏi mỗi ngày nhưng lại có thể mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
- 08-08-201812 mẹo vặt nhất định phải thử tại văn phòng: Dân công sở biết sớm thì đi làm sướng như ở nhà!
- 30-07-2018Bỏ công việc văn phòng ổn định để theo đuổi ước mơ, đây là cách cô gái trẻ làm việc và kiếm tiền để du lịch 55 quốc gia trong 5 năm liên tục
- 17-07-2018Làm việc văn phòng "làng nhàng" vẫn kiếm được 200.000 USD ở tuổi 27, đây là 7 bí quyết quản lý tiền bạc khôn ngoan ai cũng cần biết để đạt được điều đó
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có tác dụng làm cải thiện khả năng suy nghĩ và trí nhớ của con người, đặc biệt còn giúp não bộ trẻ ra tới 5 tuổi.
Sau một ngày làm việc căng thẳng thì dân văn phòng sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi và chỉ muốn nằm xuống nghỉ ngơi khi trở về nhà. Lúc này, nếu bạn dành ra một chút thời gian buổi trưa để nghỉ ngơi ngay tại văn phòng thì hệ thống sinh học của bạn cũng sẽ được khởi động lại, từ đó giúp giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi... vào cuối ngày. Có thể thấy rằng, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng để cải thiện não bộ, tuy nhiên, vẫn có một số người lại thường xuyên bỏ quên việc ngủ trưa. Vậy hãy cùng điểm qua những mặt lợi của thói quen ngủ trưa để bắt đầu thay đổi ngay từ hôm nay "hội văn phòng" nhé!
Giảm bớt căng thẳng, áp lực
Chỉ một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng sẽ giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng mà dân văn phòng có thể gặp phải. Khi để cơ thể nghỉ ngơi vào buổi trưa, các hormone serotonin cũng được sản sinh để làm dịu thần kinh của bạn, đồng thời mang lại sự sảng khoái về tinh thần để tiếp tục công việc vào buổi chiều. Do đó, nếu quá bận rộn thì bạn vẫn nên cố gắng dành ra tối đa 15 - 20 phút ngủ trưa để giúp cơ thể minh mẫn hơn trong những giờ làm việc tiếp theo.
Tăng năng suất và hiệu quả công việc
Nếu giấc ngủ ban đêm của bạn không đủ thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Lúc này, một giấc ngủ trưa sẽ vực lại tinh thần của bạn, đồng thời mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc trong ngày hôm đó. Ngoài ra, ngủ trưa còn khiến đầu óc của bạn tập trung, minh mẫn hơn. Nhờ đó, hiệu quả công việc cũng sẽ tăng lên rõ rệt. Và có một điều là, nếu bạn ngủ trưa đủ thì các giác quan cũng sẽ được cải thiện, tăng độ sáng tạo hơn trong công việc.
Cải thiện bộ nhớ
Ít ai biết rằng, ngủ trưa có thể giảm bớt tình trạng quá tải khi phải tiếp nhận rất nhiều thông tin trong ngày của não bộ. Vì vậy, để não của bạn có nhiều khoảng trống cho những thông tin mới cần xử lý thì bạn nên dành ra 15 phút ngủ trưa để cải thiện tình trạng này.
Tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người không ngủ trưa thường có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn 64%, còn với những người ngủ trưa ít hơn 3 lần/tuần thì là 37%. Do vậy, nếu bạn ngủ trưa, dù là giấc ngủ ngắn thì cũng nên thực hiện đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau.
Tăng khả năng nhận thức
Trí não của con người không thể làm việc minh mẫn suốt cả một ngày dài mà sẽ giảm dần đến khoảng 1 giờ chiều, sau đó tăng lại vào khoảng từ 5 - 9 giờ tối trong ngày. Thế nên, giấc ngủ trưa chính là liều thuốc cân bằng lại nhịp sinh học và các hoạt động của não bộ. Với những người thường xuyên ngủ trưa thì trí não sẽ có sự nhạy bén hơn nên công việc cũng sẽ giải quyết nhanh gọn, hiệu quả, đồng thời khả năng nhận thức cũng được cải thiện rõ rệt.
Tư thế ngủ trưa đúng tại văn phòng:
- Tư thế 1: Nằm thẳng trên một chiếc đệm tại văn phòng, thả lỏng và thư giãn cơ thể.
- Tư thế 2: Nếu không có đủ diện tích để nằm thẳng thì bạn có thể ngủ ngửa trên ghế. Chú ý kê chân cao lên một chiếc ghế khác để giữ cơ thể thoải mái nhất.
Một vài lưu ý khi ngủ trưa tại văn phòng:
- Sau khi ăn trưa, nên ngồi nghỉ khoảng 10 - 20 phút rồi mới ngủ trưa để tránh bị đau dạ dày.
- Một giấc ngủ trưa ngắn tại văn phòng nên kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút, bởi giấc ngủ ngắn này sẽ giúp cơ thể bạn vừa đủ tỉnh táo, vừa không còn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung vào giờ làm việc buổi chiều.
- Hãy cố gắng tìm một không gian ngủ yên tĩnh và không quá sáng để giúp cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ ngắn buổi trưa.
- Khi thức dậy, nên dành 1 - 3 phút ngồi tại chỗ để giúp cơ thể từ từ thích ứng trước khi bắt đầu vào công việc tiếp theo.
Helino