Đang chơi với bạn, trẻ đột ngột ngã lăn xuống sàn, lên cơn co giật, kết quả chẩn đoán bệnh khiến ai cũng không ngờ
Ai cũng cho rằng đây là chứng bệnh chỉ xảy ra ở người già. Thực tế trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này, thực tế ghi nhận ngày càng nhiều ca.
- 06-11-20219 báo động đỏ của căn bệnh "sát thủ giấu mặt thời hiện đại": Dù người trẻ hay sau 50 tuổi cũng cần đặc biệt lưu ý để tránh bi kịch cuộc sống
- 05-11-2021Sau 50 tuổi, thường xuyên thực hiện 6 bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn kéo dài 20 năm tuổi thọ: Khí huyết được lưu thông, đột quỵ não cũng phải sợ
- 04-11-20213 thói quen ăn uống “tệ hại” nhất định phải từ bỏ khi bước qua tuổi 40: Vừa giúp sống khỏe, vừa giảm 80% nguy cơ đột quỵ khi về già
Không biết từ bao giờ nhưng cứ nói đến đột quỵ, người ta thường nghĩ ngay đến bệnh của người già. Nhiều năm trở lại đây, đối tượng mắc đột quỵ rộng hơn khi ghi nhận rất nhiều ca đột quỵ ở người trẻ. Nhưng đột quỵ ở trẻ nhỏ thì sao?
Vào tháng 10/2021, Bệnh viện Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ cứu sống bé N.T.M 8 tuổi ở An Giang bị đột quỵ nhồi máu não. Đây là trường hợp được can thiệp lấy huyết khối nhỏ tuổi nhất ghi nhận tại bệnh viện này. Theo lời kể của gia đình, do cháu M. sốt, ho và nôn ói nên được đưa tới bệnh viện địa phương điều trị. Một tuần sau, cháu M. đột ngột co giật, yếu nửa người phải nên được chuyển đến BV Đột quỵ - Tim mạch Cần Thơ trong tình trạng yếu liệt nửa người phải, lơ mơ, tiếp xúc chậm. Qua hình ảnh MRI, các bác sĩ ghi nhận cháu M. bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối động mạch não giữa trái cùng tình trạng suy tim khá nặng.
Có thể nói, tình trạng đột quỵ ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến.
Vào đầu năm nay, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cũng mới thông tin về trường hợp một bệnh nhi 3 tuổi đã được cứu sống sau 1 tháng nhập viện vì đột quỵ xuất huyết não. Trước đó, bé đang chơi với bạn thì đột ngột bị ngã xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh. Các bác sĩ của bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm và chụp CT scan sọ não, ghi nhận bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều. Sau khi được hồi sức ổn định, bé được chụp DSA mạch máu não để tìm nguyên nhân gây đột quỵ . Nguyên nhân xuất huyết não sau đó được kết luận là do bé có túi phình mạch máu não - vốn là bệnh thường gặp, đồng thời là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở người già, người lớn tuổi.
Tháng 9/2020, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM điều trị thành công cho trường hợp bé 3 tuổi (quê An Giang) bị đột quỵ. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau đầu, lơ mơ, liệt nửa người, mặc cho ai kêu bé cũng không biết gì hết. Gia đình nghi bé bị viêm màng não nhưng khi chụp MRI, kết quả phát hiện bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Ngay sau đó các bác sĩ tiến hành can thiệp lấy huyết khối bằng đường động mạch dưới.
Có thể nói, tình trạng đột quỵ ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến. Đây không còn là căn bệnh được quy cho người già hay người trưởng thành nữa. Do đó, dù là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng nên lưu tâm đến chứng bệnh đáng sợ này để nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Dù là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng nên lưu tâm đến chứng bệnh đáng sợ này để nhanh chóng đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đột quỵ ở trẻ nhỏ có những dấu hiệu cảnh báo gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), ở trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự như ở người lớn, cụ thể là méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột...
Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu của bệnh đột quỵ khó nhận ra hơn. Nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ xuất hiện cơn đau đầu, nôn ói, lơ mơ, lừ đừ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.
Ở trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự như ở người lớn, cụ thể là méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột...
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ nhỏ
Chuyên gia nhận định, đột quỵ ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng: đột quỵ nhồi máu và đột quỵ xuất huyết. Trong đó, đột quỵ xuất huyết được nhận định là thường gặp nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đột quỵ xuất huyết ở trẻ em là dị dạng động tĩnh mạch não và túi phình mạch máu não. Khi bệnh nhi có túi phình mạch máu não hoặc dị dạng động tĩnh mạch não. Trong trường hợp này, bé thường không có bất kỳ biểu hiện gì, đôi khi có thể đau đầu, co giật... Tuy nhiên, khi tổn thương bị vỡ, gây xuất huyết não, tính mạng bệnh nhi sẽ nguy kịch. Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu đột quỵ do xuất huyết não cần đặc biệt chú trọng để tránh những trường hợp đáng tiếc.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đột quỵ xuất huyết ở trẻ em là dị dạng động tĩnh mạch não và túi phình mạch máu não.
Sơ cứu đột quỵ cho trẻ
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi phát hiện trẻ bị đột quỵ cần nhanh chóng đưa đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc tự ý chẩn đoán bệnh, có thể bỏ qua thời gian vàng cứu chữa cho trẻ.
Trong bệnh đột quỵ nói chung, giới chuyên gia đều khuyến cáo thời gian vàng cứu chữa là trong 6 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian vàng cứu chữa trẻ bị đột quỵ vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nên tốt nhất đưa bệnh nhi đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng tránh đột quỵ cho trẻ, cách nào?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhận định, hiện nay phòng ngừa đột quỵ ở trẻ vẫn là bài toán khó vì hiếm gặp và không có nhiều yếu tố nguy cơ như người lớn. Căn bệnh cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác. Do đó, đây là câu chuyện cần giải đáp trong tương lai.
Nhịp sống Việt