Đảo chiều nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, khó khăn trong xuất nhập khẩu ngày càng lộ diện
Ảnh minh họa
Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, đảo chiều mạnh so với mức thặng dư gần 2,4 tỷ USD của kỳ gần nhất.
- 21-11-2022Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị rất quan trọng phát triển vùng Đông Nam Bộ
- 21-11-2022Vì sao doanh nghiệp Đức 'rót tiền' vào Bình Định?
- 21-11-2022Hàng không nóng cao điểm Tết
Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, đảo chiều mạnh so với giá trị thặng dư gần 2,4 tỷ USD của kỳ gần nhất. Lũy kết tới hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vẫn thặng dư gần 8,7 tỷ USD.
Đây là diễn biến ghi nhận theo thống kê sơ bộ mới cập nhật của Tổng cục Hải quan, lũy kế tới giữa tháng 11/2022. Như vậy, số trên đã giảm khoảng 0,8 tỷ USD với giá trị xuất siêu ghi nhận vào cuối tháng 10 (khoảng 9,5 tỷ USD).
Theo đó, trong nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,6 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ đạt 14,7 tỷ USD, cũng giảm nhẹ 1,3%.
Lũy kế từ đầu năm với giữa tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 42,2 tỷ USD.
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 318 tỷ USD, tăng 11,74% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 33,42 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái 284,58 tỷ USD).
Với kết quả trên, tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11 ước đạt 644,68 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Khó khăn ngày càng lộ rõ
Theo số liệu hải quan, nửa đầu tháng 11, có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên và nhiều nhóm đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD.
Cụ thể, 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 53% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bao gồm, điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,38 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,77 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,67 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,4 tỷ USD.
Trong đó, giày dép là mặt hàng có mức tăng trưởng lớn nhất về trị giá khi tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại mức giảm mạnh khi tới hơn 17%; tiếp theo là hàng thủy sản giảm 15,5%, sản phẩm từ chất dẻo giảm 15,1%.
Tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD
Về nhập khẩu, trong kỳ 1 tháng 11 có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2,86 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng 1,96 tỷ USD; điện thoại và linh kiện là với kết quả lần lượt là 1,06 tỷ USD.
Ngoài ra, dầu thô là mặt hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng lớn nhất trong kỳ này với mức hơn 85%; tiếp đến là xăng dầu các loại với mức tăng 77%.
Tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD |
Về tổng thể, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 11/2022 đạt 28,41 tỷ USD, giảm 6,27% so với kỳ 2 tháng 10. Nhìn lại từ tháng 10, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 10/2022 đạt 27,75 tỷ USD, giảm 12,6% so với kỳ 2 tháng 9/2022. Đồng thời, xuất nhập khẩu hàng hóa cả tháng 10 cũng chỉ xấp xỉ mức của tháng 9 và giảm khoảng 11,5% so với tháng 8. |
Có thể thấy, càng về thời điểm cuối năm, dấu hiệu giảm tốc trong trị giá xuất nhập khẩu như các dự báo gần đây ngày càng hiện rõ.
Trước đó, nhiều cơ quan như Bộ Công Thương, VCCI đã đưa ra các dự báo kém tích cực về hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm; gắn với thực tiễn thiếu đơn hàng ở một số ngành hàng xuất khẩu lớn.
Cùng đó, các lý do chính có thể kể đến như giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng. Kế đến là lực từ lạm phát, tỷ giá; việc giá cả hàng hóa leo thang không chỉ trong nước, mà trên toàn cầu - ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng và hoạt động thương mại quốc tế...
Biz Live