Dấu hiệu nhận biết người 'giàu ngầm': Không dùng ốp lưng điện thoại!
Một món đồ tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa thông điệp về sự sang trọng của người sở hữu.
- 22-05-20231% người giàu nhất Hàn Quốc "khủng" đến mức nào? Hàng tháng chi tiêu tối thiểu 63 triệu đồng, tích cực làm giàu bằng lĩnh vực này
- 22-05-2023Nghiên cứu kéo dài 75 năm của Harvard: Người hạnh phúc nhất không phải người giàu có
- 22-05-2023Chỉ một bộ phim đã hé lộ cách người giàu đầu tư bất động sản: Luôn có 1 “câu thần chú”, nhắm tới nhiều mục đích hơn ngoài việc có lãi
Dạo gần đây, cụm từ "quiet luxury" (xa xỉ thầm lặng) hay "stealth wealth" (giàu ngầm) bỗng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cư dân mạng. Phong cách thời trang đắt tiền nhưng tối giản, trang phục không gắn nhãn mác của nhãn hiệu xa xỉ nổi tiếng mà tập trung hơn vào chất lượng và tính ứng dụng dần trở thành xu hướng mới.
Thế nhưng, những thuật ngữ này không đơn thuần chỉ dành cho giới thời trang. Theo tờ Time, có một cách để thể hiện sự giàu ngầm "về mặt kỹ thuật" mà ai cũng có thể áp dụng ngay bây giờ: Hãy ngừng dùng ốp lưng điện thoại.
Mới nghe qua, bí quyết này có vẻ tầm thường đến mức dễ bị bỏ quên, nhưng trên thực tế, bằng chứng cho thấy tác dụng của nó có ở khắp mọi nơi. Trong các loạt phim nổi đình đám về giới siêu giàu như The White Lotus, Succession hay Billions, có thể dễ dàng thấy được những nhân vật giàu có chẳng bao giờ bận tâm đến chiếc ốp lưng điện thoại. Và trong đời sống hiện thực, những vị tỷ phú như Elon Musk, Jeff Bezos và Jay-Z hầu như chỉ xuất hiện với chiếc điện thoại không ốp trên tay.
Thông điệp được thể hiện ở đây rất rõ ràng: Không có ốp cũng chẳng sao cả, vì tôi có đủ khả năng để mua một chiếc điện thoại mới. Tuy nhiên, chi phí cho một chiếc điện thoại thông minh không phải là bài toán dễ dàng. Mẫu iPhone mới nhất - iPhone 14 - có giá khởi điểm là 829 USD (tương đương 19 triệu đồng), và tăng dần lên mức giá 1.200 USD (tương đương 28 triệu đồng) chỉ trong thời gian ngắn.
Theo CNET, giá điện thoại iPhone đã tăng 15% trong 6 năm qua, mức tăng cao nhất kể từ khi Apple ra mắt thiết bị này. Song song với đó, nhu cầu về ốp điện thoại cũng tăng lên. Công ty nghiên cứu và dự đoán thị trường Verified Market Research dự đoán rằng thị trường toàn cầu cho ốp điện thoại sẽ tăng lên 35,81 tỷ USD vào năm 2028 (tăng từ 21,61 tỷ USD vào năm 2020).
Đối với Rocio Martinez (31 tuổi), một giám đốc tài tăng đến từ Boston (Mỹ), ốp lưng và miếng dán bảo vệ màn hình là thứ không thể thiếu cho điện thoại, đây là kết luận mà cô đưa ra sau nhiều lần làm hư hỏng thiết bị.
"Bạn sẽ không coi trọng một chiếc điện thoại cho đến khi bạn phải mua máy mới với giá 1.000 USD (tương đương 23 triệu đồng). Đôi khi tôi cũng không muốn sử dụng ốp lưng, nhưng bản thân tôi sẽ cảm thấy bất an với điều đó", Martinez cho hay.
Ngược lại, nhiều người tin rằng những rủi ro về việc máy hỏng xứng đáng với phần thưởng về tính thẩm mỹ. Thomaï Serdari, giám đốc chương trình Thạc sĩ về quản trị Thời trang và Thương hiệu cao cấp của Đại học New York, cho rằng việc không sử dụng ốp lưng điện thoại là một cách để truyền đạt thông điệp về đẳng cấp và giá trị. Nếu chỉ xét theo khía cạnh thẩm mỹ, bà tin việc sử dụng điện thoại không có ốp lưng sẽ thể hiện sự đánh giá cao của người dùng dành cho sản phẩm.
Serdari cho biết: "Bản thân điện thoại đã đẹp rồi, vậy tại sao bạn phải cho nó vào chiếc ốp lưng? Những chiếc ốp lưng thường đến từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng và điều này sẽ đi ngược lại với phong cách thẩm mỹ tinh tế."
Melissa Cepeda, một nhân viên kế toán 31 tuổi ở Los Angeles, đã làm vỡ điện thoại của mình rất nhiều lần, tuy nhiên cô vẫn chọn không sử dụng ốp điện thoại để bảo vệ. Cepeda sẵn sàng mạo hiểm với một chiếc điện thoại "trần trụi" vì cô tin rằng những chiếc ốp lưng dày cộp không phù hợp với thẩm mỹ của bản thân. Bên cạnh đó, cô cho biết thêm rằng những chiếc túi xách và ví được thiết kế với kích thước ngày càng nhỏ, khiến cô khó có thể đựng vừa điện thoại của mình nếu dùng ốp.
Nắm bắt được điều này, nhiều thương hiệu thiết kế ra chiếc ốp lưng có chức năng như một ví tiền - tiêu biểu như Prada. Mặc dù vậy, họ cũng quên rằng giới siêu giàu không có thói quen mang theo nhiều tiền mặt. Một người có tài xế riêng đưa đón sẽ chẳng cần một chiếc khe nhỏ trên ốp điện thoại để cất các loại thẻ hay tiền, tương tự như vậy, một người sống trong tòa nhà sang trọng với người gác cửa không cần phải mang theo một chùm chìa khoá, vậy nên họ cũng chẳng lo lắng về việc có vật gì đó làm xước điện thoại của mình khi để trong cùng một túi.
Ngoài ra, Serdari cũng cảnh báo rằng chúng ta không nên đánh đồng những người không sử dụng ốp điện thoại là cẩu thả và ỷ lại vào bản thân có nhiều tiền. Ngược lại, có thể nói họ là những người rất cẩn thận về tài sản của mình, vì đối với những người có đủ khả năng chi trả cho bất kỳ món đồ vật chất nào mà họ muốn, những thứ vô hình như thời gian hoặc sự tiện lợi có giá trị cao hơn nhiều so với một chiếc điện thoại mới.
Phụ nữ Việt Nam