Dạy con từ thuở còn thơ, học 9 quy tắc “kỳ lạ” của cha mẹ Nhật để trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn, phát triển toàn diện
Quy tắc của cha mẹ Nhật dùng để dạy con thường nhận được rất nhiều sự tán đồng của các bậc phụ huynh khác. Con trẻ học được từ sớm thì càng có khả năng xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện.
- 06-05-2022Trở thành triệu phú sau 12 năm nhờ thực hiện 4 bước độc lập tài chính: Bất cứ ai cũng có thể làm được
- 06-05-2022Tạp chí y học thế giới khẳng định: Kết hợp 3 thói quen có thể giảm 61% nguy cơ mắc bệnh ung thư, tập thể dục chỉ là 1 trong số đó
- 05-05-2022Bạn chỉ thực sự giàu có khi làm được điều này cho bản thân: Đừng khóc nếu mọi người không hiểu giá trị của bạn
Từ lâu, người Nhật đã được biết đến với tinh thần kỷ luật và truyền thống nề nếp. Họ được rèn phẩm chất đạo đức chuẩn mực và có tinh thần trách nhiệm cao từ khi còn nhỏ. Đây là kết quả của nền tảng giáo dục ngay thuở còn thơ.
Cách dạy con của người Nhật chủ yếu hướng tới rèn luyện tính tự lập, được bắt đầu từ rất sớm để tạo thành thói quen cho trẻ, mang lại hiệu quả tích cực.
Dưới đây là 9 quy tắc “kỳ lạ” của cha mẹ Nhật mà mọi người có thể tham khảo nhiều hơn:
1. Không nói về những đứa con của mình
Không giống với người Mỹ có xu hướng chia sẻ cởi mở, người Nhật thiên về khiêm tốn, cẩn trọng và luôn giữ sự riêng tư cá nhân. Trong giáo dục con trẻ, họ cũng không bao giờ khoe khoang về về con cái của mình, chỉ thỉnh thoảng chia sẻ với những người thân cận nhất.
Cha mẹ Nhật thường quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Đồng thời, họ cũng chia sẻ về áp lực việc học, tài năng của con cái trong nhà. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để thi đỗ đại học và hơn cả là vào các trường top đầu.
Ảnh: Internet
2. Cha mẹ làm mẫu trước
Trong một thí nghiệm nhỏ của các nhà nghiên cứu liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và Châu Âu, mọi người đưa ra yêu cầu để dạy trẻ xây một kim tự tháp.
Trước đề bài này, cha mẹ châu Âu đã giải thích cách lắp ráp kim tự tháp và "mách nước" cho con để chúng hoàn thành. Còn các bà mẹ Nhật tự xây kim tự tháp trước, yêu cầu con của mình theo dõi, ghi nhớ và tự làm lại. Nếu con họ thất bại, chúng sẽ được mẹ khích lệ lắp ráp lại từ đầu.
3. Luôn nghĩ cho người khác
Ngay từ khi còn nhỏ, các cha mẹ Nhật đã dạy con theo quy tắc: Tự chuẩn bị cho bản thân, không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ ôn hòa, hành động phù hợp. Chính cách giáo dục này đã giúp họ hình thành tinh thần luôn nghĩ cho người khác. Điều này thể hiện đặc biệt ở chỗ công cộng, không được làm ảnh hưởng đến mọi người.
4. Để con cái chịu khổ
Thay vì coi trọng con cái phải thông minh, thành đạt hay giàu có, đại đa số cha mẹ Nhật chỉ mong đợi con cái của mình có thể rèn luyện được một nhân cách tốt. Nếu con trẻ được trời phú cho sự thông minh, giỏi giang thì đó là điều tốt. Nhưng nếu không, họ sẽ kích thích trẻ tự giác theo đuổi sở trường, sở thích của mình.
Đồng thời, người làm cha mẹ sẽ không cưỡng ép các con của mình bắt buộc phải tuân theo ý nghĩ của bản thân. Họ muốn con cái tự đưa ra quyết định. Cho dù quyết định sai lầm, con trẻ cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Quá trình này chắc chắn con trẻ phải chịu không ít khổ, nhưng đây cũng là cách để con có thể sáng tạo, tự tư duy trong quá trình học và chơi.
5. Không nuông chiều cảm xúc của trẻ
Tuy quan tâm tới sự lựa chọn của các con nhưng cha mẹ Nhật cũng không hoàn toàn nuông chiều, đặc biệt là về phương diện cảm xúc của trẻ. Khi đứng trước những tình huống khác nhau, phụ huynh sẽ kích thích để trẻ hiểu cảm xúc của người khác, không thúc ép hay khiến con xấu hổ. Chúng được học cách nhìn thấy và tôn trọng những cảm xúc hoặc sở thích khác nhau.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang cố phá chiếc ô tô đồ chơi, bà mẹ Nhật Bản sẽ nói "Chiếc xe tội nghiệp, nó sẽ khóc mất".
6. Nghiêm cấm bỏ phí thức ăn
Những người từng tìm hiểu văn hóa của Nhật Bản đều sẽ quen thuộc với câu nói “Itadakimasu”, được sử dụng ngay trước bữa ăn kèm theo hành động chắp tay kính cẩn. Đây được xem là phép lịch sự cơ bản của người dân nước này.
Itadakimasu là cách nói rút gọn của câu: “Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi.”
Ý nghĩa sâu xa của cách nói này là dành lời cảm tạ tới thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm, cảm ơn những người nông dân đã vất vả trên cánh đồng và cảm ơn những người chế biến và cả những người phục vụ món ăn. Điều này cho thấy lòng trân trọng của người Nhật đối với thức ăn.
Tinh thần này không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn cả hành động. Do đó, cha mẹ Nhật thường không cho phép các con bỏ phí thức ăn. Nguyên tắc này được dạy cho trẻ từ thuở vỡ lòng, khiến trẻ biết trân trọng thức ăn hơn.
7. Phải biết đền đáp cha mẹ
Con cái được dạy phải học cách cảm ơn cha mẹ, hiểu những khó khăn của cha mẹ vì chính cha mẹ là người ban tặng cuộc sống. Người làm con phải biết hiếu thuận, đền đáp lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương là lòng biết ơn dành cho người đã nuôi dạy và giáo dục con cái mình. Qua đó, con trẻ cũng học được cách biết ơn chân thành với tất cả những người đã giúp đỡ mình.
Ảnh: Internet
8. Cha mẹ tự mình chăm sóc trước 3 tuổi
Trước khi con trẻ tròn 3 tuổi, người Nhật thường nghĩ rằng trẻ em nên được đích thân cha mẹ nuôi dưỡng, chứ không nên được gửi đến trường mẫu giáo, cậy nhờ ông bà hoặc thuê người trông nom.
Tuy nhiên, trẻ vẫn được dành nhiều thời gian ở bên ông bà và những người thân khác. Qua đó, mối quan hệ của mọi người sẽ gắn kết với nhau nhiều hơn.
9. Đề cao những chuyến đi gia đình
Người Nhật khuyến khích các thành viên trong gia đình tổ chức và tham gia đầy đủ vào những hoạt động chung như đi dã ngoại vào cuối tuần, ngắm hoa anh đào mùa xuân, đi dạo và vui chơi ở công viên. Đó phải là nơi mà có không gian để cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên, tự do vui đùa, chạy nhảy.
*Theo Sohu
Trí Thức Trẻ
- Đây là trường được ưu tiên tuyển dụng nhất trong nhóm ĐHQG TP.HCM: Điểm chuẩn cao nhưng học xong kiểu gì cũng có việc làm!
- Một trường đại học rộng 26ha, bị xếp vào hàng "nhỏ nhất trong số các đại học" nhưng vẫn khiến sinh viên mới lạc đường
- Đây là CLB vui nhất trường Ams: Được tham gia môn thể thao xịn như học sinh Mỹ, còn từng lên hẳn VTV!
- Gia đình trí thức đặc biệt có tới 6 thế hệ tài hoa đầy mình: Cụ tổ từng làm quan to, con cháu đều là giáo sư - tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng, cống hiến trọn đời cho giáo dục nước nhà
- Ngôi trường Quán quân Olympia theo học: Lọt top tốt nhất cả nước, nhìn danh sách cựu học sinh mà choáng!