Đây là lý do khiến Starbucks và các chuỗi cà phê quốc tế lép vế tại Việt Nam
Là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, người Việt Nam có khẩu vị của riêng mình với loại đồ uống này và các chuỗi cà phê phương Tây chưa đáp ứng được.
- 01-12-2019Chàng trai tiết lộ bí quyết trở thành triệu phú USD ở tuổi 26 nhờ tiết kiệm 99% thu nhập: Đi ăn ‘cưa đôi’ tiền với bạn gái, nói không với cà phê Starbucks và mua đồ hiệu!
- 04-11-2019Cựu nhân viên từng chê cà phê của Starbucks ‘tào lao’: Từ ‘kẻ lừa đảo’ đến ông chủ đế chế cà phê 1 tỷ USD, thiên thời, nhân hòa cũng không bằng địa lợi!
- 25-10-2019Bài học thành công từ 6 cam kết tạo nên đế chế hùng mạnh Starbucks: Tái phát minh cà phê, tuyệt đối không e sợ những người tài giỏi hơn bạn...
- 16-08-2019Vụ kiện "con kiến kiện củ khoai" kinh điển của McDonald's: Cụ bà bị bỏng vì 1 cốc cà phê nóng, McDonald’s mất gần 3 triệu USD bồi thường!
- 16-08-2019Thế lực thời trang mới tham vọng là ‘Zara của ĐNÁ’: Được rót hàng chục triệu USD, bán online, giá rẻ, đồ đẹp, mượn hàng trăm quán cà phê, phòng yoga làm nơi thử đồ cho khách
Người Việt Nam sử dụng loại đồ uống được ủ bằng hạt cà phê robusta. Với hàm lượng caffeine từ 2-4%, cà phê robusta có vị đắng và gắt hơn so với hạt cà phê arabica. Đây là loại cà phê thường được trồng ở những vùng có độ cao thấp, khoảng 1.000m so với mực nước biển ở Việt Nam trong khi cà phê arabica được trồng phổ biến tại nơi khác. Phương Tây cũng chủ yếu dùng hạt cà phê arabica.
Người Việt Nam nổi tiếng với loại cà phê đặc có cho thêm sữa. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam khiến các loại đồ uống như cà phê và trà được ưa chuộng. Euromonitor International định giá thị trường trà và cà phê ở Việt Nam là hơn 1 tỷ USD.
Do đặc tích sử dụng, các chuỗi cà phê của người Việt Nam đang mở rộng nhanh và hoạt động tốt hơn so với các chuỗi cà phê quốc tế đang hoạt động trong thị trường. Ngoài ra, việc giá rẻ hơn, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng với và có dấu ấn giúp các chuỗi cà phê Việt Nam thắng thế.
Chuỗi cà phê Gloria Jean’s Coffee của Australia đã phải rời khỏi Việt Nam vào năm 2017. Các chuỗi còn lại vẫn đang phải nỗ lực để phát triển tại Việt Nam. Starbucks là một cái tên khá nổi tiếng và có phần duy trì được vị thế dù giá thành sản phẩm đắt.
Grace Chia, chuyên gia phân tích cấp cao của Euromonitor International, nhận định: "Chúng tôi thấy rằng Coffee Bean & Tea Leaf không hoạt động tốt ở Việt Nam. Coffee Bean thì không có giá phải chăng cho người dùng địa phương như Highlands Coffee nhưng nó lại không cung cấp đồ uống theo mùa hay thích ứng nhanh với các sự kiện đặc biệt ở Việt Nam như Starbucks để chứng minh cho mức giá cao của mình".
Hiện tại, dù thành công trên khắp thế giới nhưng Starbucks, dù có trên 30.000 cửa hàng trên khắp thế giới, nhưng lại chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê Việt Nam. Cà phê vỉa hè, cà phê bình dân hay cà phê được pha tại nhà chính là những bài toán khó cho các chuỗi lớn như Starbucks dù đây là món đồ uống phổ biến trên khắp Việt Nam. Trên thực tế, trong 1.673.109 người Việt, chỉ có 1 người uống cà phê của Starbucks.
Có một thực tế không thể phủ nhận là người Việt sử dụng cà phê với giá chưa tới 1 USD/cốc, rẻ hơn nhiều so với cà phê của các chuỗi nước ngoài. Dù cà phê giá rẻ nhưng người thưởng thức còn có các dịch vụ đi kèm như đánh giày hay sử dụng wifi hoàn toàn miễn phí. Hơn nữa, Việt Nam có hàng nghìn, thậm chí là chục nghìn, những quán cà phê như thế.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là tiềm năng cho các chuỗi cà phê toàn cầu. Đó cũng là lý do nhiều hãng muốn mở rộng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận các chuỗi cà phê nước ngoài đang gặp khó ở thị trường gần 100 triệu dân này, CNBC nhận định.