Đây là lý do khiến xe điện Trung Quốc sắp bùng nổ trong ĐNÁ nhưng sẽ phải đối mặt thách thức giảm giá và chất lượng
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, nhiều công ty xe điện Trung Quốc như BYD hay Geely đã hướng sự tập trung sang Đông Nam Á, nơi quy mô ngành xe điện gần chạm mốc 100 tỷ USD.
- 06-07-202410 yếu tố khó tin trong ngành xe chưa chắc bạn đã biết: Volvo làm xe 4 số lùi, xe điện có từ 140 năm trước
- 06-07-2024VinFast sắp đua 'sát ván' tại Ấn Độ bằng xe điện lắp ráp nội địa thay vì nhập khẩu, có cơ hội hưởng lợi lớn từ trợ cấp?
- 05-07-2024BYD khai trương nhà máy EV đầu tiên ở Đông Nam Á – Chủ tịch lập tức ca ngợi quốc gia này ‘có tầm nhìn rõ ràng về xe điện’
Xe điện Trung Quốc sắp ồ ạt vào Đông Nam Á
Theo South China Morning Post, trong bối cảnh chịu áp lực bởi thuế quan ở châu Âu và Mỹ, nhiều công ty xe điện Trung Quốc đang sẵn sàng tiến sâu hơn vào Đông Nam Á, nơi quy mô thị trường xe điện đang gần chạm mốc 100 tỷ USD.
Vào tháng 5, Mỹ đã áp đặt mức thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chính là những người mới nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã quyết định áp mức thuế lên tới 38% từ ngày 4/7 đối với ba nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là SAIC, Geely và BYD. Quyết định được đưa ra sau khi một cuộc điều tra phát hiện ra rằng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã được hưởng lợi từ "sự hỗ trợ không công bằng" của Bắc Kinh, đe dọa tới ngành xe điện ở châu Âu, nơi những chiếc xe điện do các công ty châu Âu sản xuất có thể có giá cao gấp ba lần xe điện Trung Quốc.
Đối mặt với những khó khăn ở các quốc gia phương Tây, nhiều công ty ô tô Trung Quốc đang hướng sự tập trung vào thị trường Đông Nam Á, nơi tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, hứa hẹn sẽ thúc đẩy xu hướng sử dụng xe điện. Trong đó, BYD, Xpeng và Geely đã và đang bơm hàng tỷ USD vào Indonesia, Thái Lan và Malaysia, nhằm mở rộng thị phần.
Theo báo cáo của EY-Parthenon, doanh thu từ bán xe điện ở Đông Nam Á dự kiến đạt từ 80 tỷ USD đến 100 tỷ USD vào năm 2035, tăng cao từ mức chỉ khoảng 2 tỷ USD vào năm 2021.
Trong khi đó, theo Counterpoint Research, doanh số bán xe điện trong khu vực Đông Nam Á trong quý I/2024 đã tăng hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước, trái ngược với mức giảm 7% trong cùng kỳ đối với doanh số bán xe xăng.
Đây là thông tin tích cực đối với các nhà sản xuất Trung Quốc bởi hơn 70% lượng xe điện bán ra ở khu vực Đông Nam Á đến từ các nhà sản xuất của quốc gia này, với người dẫn đầu là BYD.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá có thể diễn ra
Trong bối cảnh thị trường quê nhà Trung Quốc chậm lại, một số hãng xe như Neta và Geely đã công bố các kế hoạch ở thị trường Đông Nam Á, bao gồm việc giới thiệu thêm các mẫu xe mới. Tương tự, trong động thái mở rộng sự hiện diện ở Đông Nam Á, BYD chuẩn bị xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở Indonesia, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026.
Mặc dù có những động thái tích cực trong việc thu hút sự quan tâm của người dùng, song mức giá cao có thể là yếu tố cản trở các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong việc mở rộng thị phần trên thị trường xe điện Đông Nam Á.
Khi mẫu xe mới và có giá rẻ của Neta, V-II, được ra mắt tại triển lãm xe điện Jakarta EV, chiếc xe được giới thiệu có giá khoảng 200 triệu rupiah Indonesia (hơn 12.000 USD) cho bản cơ sở, tức cao gấp 60 lần mức lương trung bình hàng tháng ở Indonesia.
Tại Malaysia, khoảng 832.000 ô tô đã được đăng ký tại Malaysia vào năm ngoái, trong đó hơn 300.000 xe là mẫu xe giá rẻ của các nhà sản xuất ô tô nội địa Proton và Perodua. Những chiếc xe này được bán với giá trung bình 35.000 ringgit (7.400 USD), tức chưa bằng 1/3 so với mức giá 99.900 ringgit mà BYD đang rao bán cho mẫu xe điện rẻ nhất của mình là BYD Dolphin.
Việc các công ty Trung Quốc đặt cược vào thị trường Đông Nam Á có thể dẫn tới một cuộc chiến cạnh tranh về giá bán, theo Jiayu Li, chuyên viên cao cấp của Global Counsel, một công ty tư vấn có trụ sở tại Singapore.
"Sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các nhà sản xuất xe máy Trung Quốc đã sớm dẫn đến việc họ phải cắt giảm chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, qua đó cho phép các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản giành lại thị phần. Kể từ đó, các nhà sản xuất xe máy đã thống trị thị trường Đông Nam Á và luôn duy trì thị phần ở mức trên 90%", bà Jiayu Li chia sẻ, lấy dẫn chứng từ cuộc cạnh tranh về giá trên thị trường xe máy Đông Nam Á những năm 2000.
Một số nhà phân tích cho biết triển vọng tại thị trường Đông Nam Á có thể không tươi sáng như các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc mong đợi. Những gói ưu đãi của chính phủ các nước được cho là không đủ để thúc đẩy người tiêu dùng chuyển từ xe xăng sang sử dụng xe điện.
Dù vậy, ông Wang Yanchen, CEO của công ty nghiên cứu thị trường Shanghai Metals Market, cho biết tất cả thị trường hiện nay đều quan trọng đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, song nhấn mạnh rằng Đông Nam Á có triển vọng tăng trưởng dài hạn và có thể trở thành mảnh đất màu mỡ để những công ty này khai thác.
"Đông Nam Á là một thị trường đang phát triển và việc tiếp cận thị trường này là chiến lược quan trọng đối với các công ty Trung Quốc. Do đó, thị trường này có thể trở thành "miền đất hứa" với các công ty xe điện Trung Quốc", ông Wang nhấn mạnh.
Đời sống & pháp luật