Đẩy mạnh quốc tế hóa ngành chè Việt Nam
Khách quốc tế thưởng thức trà Việt
Ngày 27/9 vừa qua đã diễn ra hội nghị tọa đàm giao thương ngành chè Quảng Đông - Lâm Đồng tại Khu du lịch Đôi Dép (TP Bảo Lộc).
Việt Nam là quốc gia có trữ lượng chè xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới, và đứng thứ 7 về sản xuất chè. Cây trà hay cây chè, trở thành loại cây công nghiệp, được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du Bắc Bộ (chiếm khoảng 70%), kế đến là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng được xem là vùng nguyên liệu chè số 1 Việt Nam.
Tuy nhiên chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu, trong khi các sản phẩm trà chất lượng cao và văn hóa trà Việt vẫn chưa được quảng bá mạnh mẽ và chưa phát triển đúng tiềm năng. Tìm kiếm cơ hội cho ngành chè, đưa văn hóa trà Việt đi khắp thế giới là điều mà nhiều doanh nghiệp, thương hiệu trà Việt luôn đau đáu suy nghĩ.
Mới đây tại tỉnh Lâm Đồng, Đoàn khảo sát của Ban tổ chức Hội chợ Chè quốc tế Trung Quốc (Quảng Châu) gồm 11 thành viên do bà Hu Weihong - Chủ tịch Ban Kiểm soát Hiệp hội Xúc tiến Văn hóa chè Quảng Đông làm Trưởng Đoàn đã có buổi tham quan, khảo sát vùng nguyên liệu chè tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra hội nghị tọa đàm giao thương ngành chè Quảng Đông - Lâm Đồng tại Khu du lịch Đôi Dép (xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc)
Buổi tọa đàm được với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và các địa phương cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tại đây đã có những trao đổi cụ thể từ phía Lâm Đồng với Đoàn khảo sát Ban tổ chức Hội chợ chè Quốc tế Trung Quốc về chiến lược cụ thể giao thương của ngành chè 2 tỉnh Quảng Đông và Lâm Đồng.
Tham dự sự kiện có Chủ tịch Ban Kiểm Soát Hiệp hội Xúc tiến Văn hóa Trà Quảng Đông, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác và Trao đổi Quốc tế Hiệp hội Lưu thông Chè Trung Quốc, Giám đốc Dự án Tea Expo của Công ty TNHH Triển lãm Quốc tế Nghĩa Ô Quảng Châu cùng gần 30 chuyên gia, doanh nhân, doanh nghiệp trà hàng đầu của Trung Quốc cùng tham gia đoàn khảo sát và xúc tiến thương mại. Về phía tỉnh Lâm Đồng có đại diện Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo các sở, ban, ngành tại địa phương cùng một số doanh nghiệp, thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam.
Tại chương trình, Thương hiệu Đôi Dép là một trong những doanh nghiệp, thương hiệu được tỉnh Lâm Đồng chọn và đề cử tham gia tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm và cơ hội hợp tác của ngành chè cũng như giới thiệu về văn hóa Trà Việt Nam.
Ngoài ra Thương hiệu Đôi Dép cũng đề xuất ý tưởng đến Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cùng Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức Lễ hội Trà Thế Giới "Tea Word Festival" do Việt Nam tổ chức thường niên để mở ra cơ hội giao thương Trà Việt Nam cùng bạn bè quốc tế. Đây sẽ là nơi để các Hiệp hội Chè, doanh nghiệp sản xuất, các nghệ nhân Trà giao lưu, trình diễn, kết nối giao thương và quảng bá ngành chè toàn thế giới. Qua sự kiện này, Thương hiệu Đôi Dép cùng ban tổ chức đã gửi lời mời đến đoàn Hiệp hội, doanh nghiệp chè của Trung Quốc sẽ ủng hộ và tham gia chương trình.
Trước đó, trong tháng 9/2023, Thương hiệu Đôi Dép cũng là đơn vị đề xuất ý tưởng và tạo ra một khái niệm, một phương thức ngoại giao quốc tế mới – Tea Connect, tôn vinh văn hóa trà Việt tại chương trình "100 CEO Tea Connent" trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Tp HCM 2023.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)