Đẩy nhanh quy hoạch để thu hút các dự án công nghiệp lớn vào Khu Kinh tế Vân Phong
Các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa phải đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong nhằm thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn.
- 07-01-2021Năm 2020 Việt Nam xuất siêu kỷ lục, nhiều mặt hàng vượt chục tỷ USD
- 07-01-2021Sau 2 năm, Samsung kết nạp thêm 7 nhà cung ứng cấp một, 13 nhà cung ứng cấp hai vào chuỗi cung ứng tại Việt Nam
- 07-01-2021Ninh Thuận đề nghị bổ sung 17.000MW năng lượng tái tạo vào quy hoạch
Đây là nhiệm vụ được Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định đặt ra hôm nay 6/1 tại buổi làm việc với các sở ngành khi kiểm tra Khu Kinh tế Vân Phong.
Đến nay, Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa thu hút được hơn 150 dự án, với tổng số vốn hơn 4,1 tỷ USD, số vốn thực hiện đạt hơn 1,3 tỷ USD. Hiện nay, dự án Điện lực Vân Phong qua 18 tháng thi công đã giải ngân gần 700 triệu USD, đạt hơn 22% khối lượng. UBND tỉnh Khánh Hòa đang xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương về việc thực hiện các dự án công nghiệp quy mô lớn như: Khu Công nghiệp tập trung Dốc Đá Trắng, diện tích gần 300 hecta; đề xuất Bộ Công Thương 4 vị trí phát triển điện khí và kho khí; đề nghị Bộ Công Thương bổ sung Dự án nhà máy điện khí vào Quy hoạch điện VIII tại Nam Vân Phong,với tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ USD.
Khu Kinh tế Vân Phong có tổng diện tích hơn 150.000 hecta, lợi thế vịnh nước sâu từ 10-15m, đường bờ biển dài, thuận lợi để phát triển kinh tế biển cũng như công nghiệp quy mô lớn gắn với cảng nước sâu.
Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đồng bộ, thống nhất các quy hoạch liên quan, sớm trình Thủ tướng phê duyệt. Ông Nguyễn Khắc Định ủng hộ đề xuất lấn biển để hình thành những cụm công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn gắn liền với các cảng nước sâu tại vịnh Vân Phong.
“Trước đây, đặc khu kinh tế thì không lấn gì, có đến đâu làm đến đấy. Bây giờ, tôi cho phương án lấn tốt hơn, vùng vịnh này mình lấn được, kín gió, sóng không to. Ở đông thế này mà mình giải tỏa đi làm công nghiệp là rất tốn kém, đắp con đường đây lấn ra ngoài, dân lại có điều kiện phát triển làm dịch vụ. Nhưng mà lấn ra đến đâu? Lấn ra chỗ nào? - phải tính để vừa giữ gìn môi trường biển, vừa giữ gìn cảnh quan ven bờ vừa tạo cơ hội phát triển”, ông Nguyễn Khắc Định nói./.
Theo VOV