Để thấy được sự phi lý của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, hãy nhìn vào chiếc iPhone
Khi một chiếc iPhone đến Mỹ, nó được coi là một món hàng nhập khẩu với giá nhà máy vào khoảng 240 USD. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ lời được có 8,50 USD từ chiếc điện thoại đó mà thôi.
- 07-07-2018Dòng tweet đầy ẩn ý về cuộc chiến thương mại của người sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới
- 06-07-2018Đây là những "vũ khí" mà Tổng thống Mỹ nắm trong tay trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
- 03-07-2018Quốc gia ít ai ngờ tới biết cách hóa giải cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump
*Lược dịch từ bài viết của Giáo sư Jason Dedrick, thuộc trường Đại học Syracuse cùng cộng sự là Phó giáo sư Greg Linden thuộc Đại học California, cùng Giáo sư nghiên cứu Kraemer thuộc Đại học California
Thuế quan của chính quyền Trump cho Trung Quốc dường như chủ yếu nhắm vào các mặt hàng công nghiệp như động cơ máy bay và máy nén khí. Tuy nhiên, chính quyền này cũng đã nhăm nhe đe doạ sẽ áp dụng thuế quan vào 200 tỷ USD các hàng hoá khác nếu như tranh chấp vẫn tiếp diễn.
Hiện vẫn chưa có danh sách các mặt hàng mà có thể phải chịu mức thuế quan mới, tuy nhiên, danh sách đó chắc chắn sẽ bao gồm những mặt hàng điện tử tiêu dùng, như smartphone. Smartphone là danh mục sản phẩm lớn nhất mà Trung Quốc xuất khẩu sang cho Mỹ.
Một sản phẩm quen thuộc mà có khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan là chiếc iPhone của Apple. iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc. Khi một chiếc iPhone đi tới Mỹ, nó được ghi nhận là một món hàng nhập khẩu với giá nhà máy vào khoảng 240 USD, con số mà đang tích luỹ vào thâm hụt thương mại mậu dịch song phương Mỹ-Trung.
Tổng thống Donald Trump cho rằng iPhone nhập khẩu là một mất mát lớn cho Mỹ. Trump tranh cãi rằng: "Trung Quốc đã lấy đi 500 tỷ USD mỗi năm ra khỏi quốc gia của chúng ta và đang xây dựng lại Trung Quốc." Một ước tính cho thấy việc nhập khẩu iPhone 7 và iPhone 7 Plus đã đóng góp 15,7 tỷ USD vào thâm hụt thương mại năm ngoái với Trung Quốc.
Tuy nhiên, mọi chuyện không chỉ đơn giản như những gì mà Tổng thống Donald Trump nghĩ. Sau khi nghiên cứu chi phí sản xuất một chiếc iPhone, con số này không hề phản ánh được thực tế, rằng Trung Quốc cũng không được lợi nhiều từ việc xuất khẩu iPhone hay các sản phẩm đồ điện tử mà họ gửi sang Mỹ hay bất cứ nơi nào khác. Nhờ vào các chuỗi cung ứng xuyên địa cầu, thâm hụt thương mại trong nền kinh tế hiện đại không phải lúc nào cũng trông đơn giản như trên giấy tờ.
Những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc cho Mỹ
Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc cho Mỹ, như điện thoại và máy tính, vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trump. Tuy nhiên, do những sản phẩm này đều mang tính quan trọng trong thị trường, chắc chắn chúng sẽ bị nhắm mục tiêu nếu như căng thẳng giữa hai nước vẫn tiếp diễn. 10 danh mục sản phẩm hàng đầu chiếm gần 3/4 trong số hàng xuất khẩu trị giá 505 tỷ USD của Trung Quốc sang cho Mỹ vào năm 2017.
Ai mới là người thực sự làm ra cái iPhone?
Hãy xem xét kỹ chiếc iPhone 7 để xem xem Trung Quốc thực sự lời được bao nhiêu.
Hãy bắt đầu với linh kiện giá trị nhất của chiếc iPhone: màn hình cảm ứng, chip bộ nhớ, bộ vi xử lý, v.v... Chúng đến từ các công ty của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan, như Intel, Sony, Samsung và Foxconn. Hầu như không có bộ phận nào được sản xuất ở Trung Quốc cả. Apple mua linh kiện và vận chuyển chúng tới Trung Quốc.
Thế còn những nhà máy tại Trung Quốc, với hàng triệu công nhân đang sản xuất iPhone thì sao? Các công ty mà sở hữu những nhà máy này, bao gồm Foxconn, đều có trụ sở ở Đài Loan. Từ một chiếc iPhone 7 với giá nhà máy là 237,45 USD theo IHS Markit ước tính vào cuối năm 2016, Trung Quốc chỉ được hưởng có 8,46 USD, hay 3,6% số tiền của chiếc điện thoại. Con số này đã bao gồm pin được cung cấp bởi một công ty Trung Quốc và tiền thuê lao động trong khâu lắp ráp.
Chỗ tiền 228,99 USD còn lại sẽ bay đến những phần còn lại của thế giới. Mỹ và Nhật, mỗi người sẽ lấy đi khoảng 68 USD. Đài Loan lấy về khoảng 48 USD, và Hàn Quốc chỉ lấy về được dưới 17 USD. Với giá bán lẻ là 649 USD cho mẫu iPhone 32GBB khi chiếc điện thoại iPhone 7 ra mắt, 283 USD sẽ bay thẳng vào túi của Apple.
Nói tóm gọn lại là, Trung Quốc hiện đang đảm nhận những công việc có lương rẻ mạt, trong khi lợi nhuận từ iPhone chủ yếu bay về những nền kinh tế khác.
Lợi nhuận từ mỗi chiếc iPhone sản xuất ra mà các nền kinh tế được hưởng
Cán cân thương mại
Một cách tốt hơn để xem xét về khoản thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mà liên quan đến chiếc iPhone cũ này là đếm giá trị gia tăng vào Trung Quốc là 8,50 USD, thay vì chỉ nhìn vào con số 240 USD, giá của mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
Các học giả cũng đã thấy được nhiều sự tương đồng khác trong các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ mà đã góp phần vào cán cân thương mại Mỹ-Trung. Tổng lượng thâm hụt thương mại năm 2017 là 375 tỷ USD, 1/3 trong số đó đến từ những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Việc dùng Trung Quốc như là một nhà máy lắp ráp khổng lồ là một điều có lợi cho nền kinh tế Mỹ nói chung và cho các công nhân nhà máy Mỹ nói riêng. Bằng việc lợi dụng được một chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ và hiệu quả, Apple đã có thể tạo ra những sản phẩm mới cho thị trường với giá cả cạnh tranh được với các đối thủ của họ, mà nổi bật nhất là Samsung.
Người tiêu dùng hưởng lợi được từ những sản phẩm sáng tạo, và hàng ngàn công ty và các cá nhân khác cũng đã phát triển những doanh nghiệp xoay quanh việc phát triển ứng dụng để bán trên App Store. Apple sử dụng lợi nhuận của họ để trả cho đội ngũ kỹ sư phần cứng và phần mềm, những nhà quảng cáo, giám đốc, luật sư và nhân viên cửa hàng Apple Store của họ. Và hầu hết những công việc này đều ở Mỹ.
Nếu những thuế quan sắp tới khiến cho iPhone trở nên đắt đỏ hơn, nhu cầu chắc chắn sẽ giảm. Trong khi đó, Samsung đang sản xuất hơn một nửa số điện thoại của họ ở Hàn Quốc và Việt Nam, và có ít liên quan tới Mỹ hơn. Vi thế, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế quan áp dụng lên các mặt hàng từ Trung Quốc, và từ đó, họ sẽ có thể chiếm được thị phần từ phía Apple, dịch chuyển lợi nhuận và các công việc lương cao từ Mỹ sang Hàn Quốc.
Hay nói cách khác, nghiên cứu đã cho thấy toàn cầu hoá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận người Mỹ, song nó cũng sẽ làm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ khác trở nên tốt hơn. Vì thế, nếu muốn đảo ngược lại quá trình toàn cầu hoá bằng cách đặt ra những thuế quan, Mỹ sẽ tạo ra những kẻ thắng cuộc và những kẻ thua cuộc, và số người thua sẽ nhiều hơn rất nhiều so với số người thắng.
Vậy tại sao không sản xuất iPhone ở Mỹ?
Vấn đề chính ở đây là, những bên chuyên sản xuất cho ngành công nghiệp điện tử toàn cầu đã chuyển hết sang châu Á trong những năm của thập niên 80 và thập niên 90. Các công ty như Apple đã phải đối mặt với thực tế này.
Như những thông số kể trên, chúng ta có thể thấy là nền kinh tế Mỹ hay nhân công của Mỹ sẽ không được hưởng lợi nhiều nếu như họ chỉ đơn giản là lắp ráp các linh kiện sản xuất ở châu Á tại Mỹ.
Và mặc dù điều đó là hoàn toàn có thể, Mỹ sẽ phải mất vài năm để có thể thiết lập các cơ sở lắp ráp, và giá thành cho mỗi sản phẩm sẽ đắt hơn nếu họ lắp ráp tại Mỹ, thay vì tại châu Á. Ngoài ra, chính phủ và các nhà lập pháp sẽ phải hỗ trợ rất nhiều, như trợ cấp 3 tỷ USD mà bang Wisconsin đã phải trao cho Foxconn để xây dựng một nhà máy LCD tại đó.
Khi phải đối mặt với những thách thức đến từ Trung Quốc, Mỹ có lẽ đã có những động thái đáp trả
Mỹ thực sự là có nhiều lí do đề phàn nàn khi nói về ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc hay những chính sách của đất nước này, như là sự thiếu sót trong công cuộc bảo vệ sở hữu trí tuệ, hay những rào cản phi thuế mà đã khiến cho các công ty công nghệ cao như Google và Facebook không thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Tuy nhiên, khi nói về mặt thương mại, các nhà lập pháp cần phải hiểu rằng sản xuất giờ đây là cả một mạng lưới toàn cầu. Tổ chức thương mại thế giới WTO đã phát triển hẳn một thước đo thay thế nhằm chỉ rõ giá trị gia tăng mà mỗi quốc gia thu về được trong các thương vụ thương mại. Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền Mỹ đã bỏ lỡ sự kiện này.
Cuộc chiến tranh thương mại của Trump diễn ra là do chính quyền có hiểu biết quá đơn giản về cán cân thương mại. Mở rộng mức thuế quan với nhiều mặt hàng sẽ chỉ có hại cho người tiêu dùng, người lao động và các doanh nghiệp của Mỹ. Và sẽ không có gì đảm bảo được rằng kết quả cuối cùng sẽ là tốt đẹp cả khi mà tranh chấp này dẫn đến hồi kết.
Nói tóm lại, đây là một cuộc chiến tranh mà lẽ ra không bao giờ nên được khơi mào.
Tham khảo Fast Company
Trí thức trẻ
- Lĩnh vực chế tạo sản xuất của Trung Quốc "ngấm đòn" chiến tranh thương mại
- Cuộc chiến thương mại nóng bỏng nhìn từ hành trình xuyên Thái Bình Dương của một chiếc thắt lưng da
- Công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm nhận rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại
- Economist: Chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài?
- Walmart điêu đứng vì thuế quan của ông Trump