ĐHCĐ Vietnam Airlines: Tình trạng thiếu máy bay có thể kéo dài đến cuối năm 2025, có thể tự cân đối thu chi từ năm nay
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho rằng giá vé máy bay tăng như vừa rồi có tăng nhưng vẫn ở trong mức độ hợp lý, kiểm soát được và nằm trong tính toàn hài hòa nhất.
- 21-06-2024Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp
- 15-06-2024Hạ nhiệt vé máy bay: Các ông lớn du lịch Vietnam Airlines, Vinpearl, BIM Group, Thiên Minh Group… đồng loạt đề xuất bỏ khoản phí thanh toán khỏi giá vé
- 14-06-2024Vietnam Airlines đưa cổ đông 'bay cao' một tuần trước thềm ĐHCĐ thường niên 2024: Cổ phiếu tăng trần lên mức giá cao nhất 5 năm, vốn hóa tăng hơn 41.000 tỷ
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán) đã tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2023 vào sáng ngày 21/6. Theo tài liệu họp, hãng hàng không này dự kiến đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.
Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ lãi sau thuế hơn 4.233 tỷ đồng trong năm 2023, trong đó lợi nhuận công ty mẹ sẽ ở mức 105 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến tổng chi phí đầu tư trong năm 284 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài sản 71 tỷ đồng và dự phòng đầu tư 283 tỷ đồng.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.
Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, công ty kỳ vọng đến năm 2025 có thể xóa bỏ được tình trạng âm vốn chủ sở hữu, dần xóa lỗ lũy kế và đưa bức tranh tài chính lành mạnh như trước dịch Covid-19. Ông Hòa chia sẻ rằng công ty đã có nhiều giải pháp để thực hiện điều này, trong đó có cả hỗ trợ từ Nhà Nước nhưng các giải pháp nội lực vẫn là quan trọng nhất.
Công ty đã lên phương án để tăng vốn và trình để các Bộ, ban, ngành để phê duyệt đề án. Việc tăng vốn có thể thực hiện theo hai hình thức. Một là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, hai là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư. Việc tăng vốn có thể giúp công ty có thể bổ sung dòng tiền hoạt động, đảm bảo vốn dài hạn trong thời gian tới và tiết kiệm chi phí khi không phải đi vay thêm.
Ông Đặng Ngọc Hòa cũng cho biết trong 4 năm qua công ty đã kiện toàn bộ máy, cắt giảm nhân sự, phòng ban và đã tiết kiệm được hơn 42.000 tỷ đồng. Trong đó có cả việc được Nhà nước giảm thuế phí. Tuy nhiên bản thân Vietnam Airlines cũng đã đàm phán với các chủ nợ để giãn nợ, ngoài ra cũng đàm phán với các bên cho thuê máy báy để có được chi phí rẻ hơn.
"Thời điểm khó khăn nhất của Vietnam Airlines và ngành hàng không Việt Nam đã qua. Bức tranh tài chính của công ty cũng ngày càng được cải thiện. Chúng tôi sẽ cân đối được thu cho vào năm nay", ông Đặng Ngọc Hòa khẳng định.
MÁY BAY CÓ THỂ THIẾU HỤT ĐẾN NĂM 2025
Tại đại hội cổ đông lần này, hai chủ đề được quan tâm nhất của cổ đông chính là việc nguồn cung máy bay thiếu hụt và việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua. Về việc thiếu hụt nguồn cung máy bay, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết việc thiếu hụt này đã xảy ra từ đầu năm 2024.
Tình huống này diễn ra khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và một nhà sản xuất máy bay lớn là Boeing bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, các máy bay đang sử dụng động cơ của Prad Whitney bị triệu hồi để kiểm tra.
Không chỉ các máy bay sử dụng động cơ Prad Whitney mà tàu bay khác cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên các hãng động cơ khác họ không triệu hồi máy bay để sửa chữa mà các tàu bay của họ bảo trì bảo dưỡng lâu hơn do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nhân lực cũng làm cho thời gian bảo dưỡng kéo dài. "Bình thường việc bảo trì, bảo dưỡng, theo dưỡng động cơ chỉ kéo dài khoảng 90 ngày nhưng nay có thể tăng lên đến 200 ngày", ông Lê Hồng Hà chia sẻ.
Theo chia sẻ của ông Lê Hồng Hà, việc thiếu hụt các máy bay của Vietnam Airlines sử dụng động cơ Prad Whitney cho dòng A320 và A321 sẽ kéo dài trong năm 2024 đến tận nửa cuối năm 2025. Tuy nhiên, vị Tổng giám đốc này cũng cho biết công ty đã lên các phương án, kịch bàn nhằm khắc phục việc thiếu máy bay kể trên để đảm bảo năng lực hoạt động của hãng.
"Vietnam Airlines đang có 11 máy bay A321 được triệu hồi để kiểm tra. Bên cạnh đó công ty còn có 4 tàu bay A350 đang trong quá trình bảo dưỡng động cơ. Để phục vụ được nhu cầu vận tải hiện nay, chúng tôi đã tiến hành việc bố trí lại các hoạt động sản xuất. Chúng tôi đã sắp xếp lại các đường bay, bố trí lại giờ khai thác của máy bay để tăng giờ bay của mỗi chiếc lên. Việc tái cơ cấu này vẫn sẽ đảm bảo những nguyên tắc an toàn cơ bản của đường hàng không. Nhờ những phương án trên, giờ bay của các máy bay thuộc Vietnam Airlines vẫn cơ bản duy trì như năm 2023 dù thiếu nguồn lực", ông Lê Hồng Hà khẳng định.
Việc thiếu hụt máy bay này đang diễn ra trên toàn thế giới và có thể kéo dài đến tận năm 2027 mới kết thúc. Việc đặt mua máy bay của Airbus hay Boeing cũng là rất khó và sẽ chỉ được giao sớn nhất vào năm 2030. Tổng giám đốc của Vietnam Airlines cũng cho biết việc đi thuê thêm máy bay trong thời gian tới là khó với đội tàu bay A321. Vì vậy, công ty đã lên phương án tái cơ cấu đội tàu bay từ năm đến năm 2030 khi chưa thể mua được máy bay mới.
Ông Lê Hồng Hà cũng thông tin thêm rằng các đường bay quốc tế của hãng cũng đã gần như quay trở lại so với trước dịch Covid-19. Công ty cũng mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới như Hà Nội - Manila hay Hà Nội - Ấn Độ. Tháng 10 tới hãng sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội - Munich (Đức) và nghiên cứu mở thêm đường bay đến Bắc Âu. Doanh thu từ các đường bay quốc tế tăng trưởng mạnh so với năm 2023, đóng góp trên 65% tổng doanh thu của hãng và đã gần như hồi phục hoàn toàn so với năm 2019.
"GIÁ VÉ MÁY BAY TĂNG HỢP LÝ"
Câu chuyện được quan tâm thứ hai tại đại hội lần này chính là việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua. Trả lời cho vấn đề này, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết giá vé máy bay đã tăng 15%-17% so với trước đây tùy đường bay, ngày bay và giờ bay.
"Cách đây một tháng dù giá vé máy bay có tăng nhưng vẫn chỉ ở mức 76% so với giá trần. Có rất nhiều đường bay ở dưới mức này rất nhiều, thậm chỉ ở mức 43% so với giá trần. Trong vòng một tháng qua vé máy bay trung bình đã giảm khi chúng tôi mở thêm các giờ bay vào sáng sớm và tối muộn. Từ đó có cơ hội giúp chúng tôi có cơ hội để điều chỉnh giảm giá", ông Đặng Anh Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho biết Vietnam Airlines không bay một mình nên không quyết định được giá. Thị trường nội địa công ty phải cạnh tranh với 2-3 hãng. Trên tường quốc tế công ty còn phải cạnh tranh với khoảng 152 hãng khác. "Chúng tôi sẽ không bán giá đắt nhất để chỉ phục vụ một vài khách. Tuy nhiên chúng tôi cũng không bán quá rẻ để không có hiệu quả cao", ông Tuấn bộc bạch.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết việc tăng giá vé máy bay này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở trên toàn cầu. Trên thế giới giá vé máy bay đã tăng từ cuối năm 2022 nhưng Việt Nam đến đầu năm 2024 mới bắt đầu tăng. Tuy nhiên, mức tăng trên thế giới còn lớn hơn Việt Nam, vào khoảng 30% trong giai đoạn 2022.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá vé may bay tăng. Đầu tiền là chi phí nguyên liệu tăng. Mức chi phí trả cho nhiên liệu của năm 2024 tăng hơn 5.000 tỷ đồng so với trước dịch Covid-19. Tỷ giá USD/VND tăng cao cũng là một nguyên nhân. Hai chi phí này cộng lại đã hơn năm 2019 khoảng 7.000 tỷ đồng. Ngoài ra việc đứt gãy chuỗi cung ứng cũng là một nguyên do.
"Hãng hàng không ở Châu Á khi bay chỉ lãi hơn 1 USD với một khách. Điều này cho thấy việc tăng giá vé máy bay ở Việt Nam vừa rồi chỉ bù đắp được một phần chi phí. Tuy nhiên nó không thể tạo ra những khoản tích lũy cho những rủi ro trong tương lai thì chưa thể làm được. Chúng tôi không thể tăng giá hơn nữa vì có quy định về giá trần, thứ hai là sức mua ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cuối cùng chúng tôi là doanh nghiệp Nhà nước nên cũng phải làm nhiệm vụ chính trị, cần bằng và điều tiết nền kinh tế", ông Tuấn chia sẻ.
An ninh Tiền tệ