Đi bộ là "thuốc bổ tốt nhất" nhưng còn tốt hơn nếu thực hiện 5 việc nhỏ nhặt này
Đi bộ vốn đã tốt, nhưng nếu bạn đi bộ kèm những lưu ý nhỏ nhặt dưới đây thì đảm bảo hiệu quả sẽ được nâng cao gấp bội.
- 08-05-2022Làm 1 việc sau bữa ăn vừa tốt cho tim mạch lại ổn định đường huyết, người ngoài 50 tuổi nên làm thêm 2 việc có lợi không kém đi bộ
- 08-05-2022Chàng trai đi bộ xuyên Việt mà trong túi không có 1 xu, đi đến đâu ăn nhờ ở đậu tại đó
- 23-04-2022Bộ ảnh những ngôi nhà xấu nhất Bỉ - đất nước nhiều thảm họa kiến trúc tới mức dân bản địa phải đi bóc phốt
Tạp chí Scientific American từng công bố một số liệu, cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở người chăm tập thể dục và không tập thể dục hoàn toàn khác nhau:
- Tỷ lệ mắc bệnh tim ở người chăm tập thể dục là: 37/1000 người; không tập thể dục là 227/1000 người.
- Tỷ lệ bị huyết áp cao ở người chăm tập thể dục: 40/1000; không tập thể dục: 704/1000 người.
- Tỷ lệ béo phì ở người chăm tập thể dục: 4/1000, không tập: 808/1000.
Quan trọng hơn cả là tỷ lệ sống thọ. Những người chăm chỉ vận động được chứng minh là có thể sống lâu hơn trung bình khoảng 11 năm so với những người không bao giờ tập. Bởi ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Trong các cách luyện tập thì đi bộ là cách vận động đơn giản nhất, phù hợp với nhiều đối tượng nhất. Nó được y học cổ truyền Trung Quốc mô tả là cách tốt nhất để tập thể dục.
Đi bộ vốn đã tốt, nhưng nếu bạn đi bộ kèm những lưu ý nhỏ nhặt dưới đây thì đảm bảo hiệu quả sẽ được nâng cao gấp bội.
1. Khi nào là thời điểm tốt nhất để đi bộ?
Không ít người cho rằng buổi sáng là thời gian đi bộ tốt nhất. Thậm chí cố gắng đi từ sáng sớm để tránh ánh nắng mặt trời và có thể hít thở không khí trong lành hơn. Thực tế, tập thể dục vào thời điểm này tiềm ẩn rủi ro cực lớn.
Sáng sớm là thời điểm mà tỷ lệ tai biến tim mạch (nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực)… diễn ra cao nhất trong ngày. Với những người đang mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, thì không nên đi tập thể dục vào thời gian này.
Còn đi tập thể dục vào ban đêm thì việc không có đủ ánh sáng có thể dẫn đến các chấn thương do ngã.
Do đó, buổi chiều là thời điểm tốt nhất để tập thể dục, đặc biệt là đối với người cao tuổi. 4-5 giờ chiều là thời gian thích hợp nhất cho việc đi bộ.
2. Bạn nên đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày
Đi bộ rất tốt nhưng đi bộ quá nhiều có thể gây tổn thương cho các khớp, có thể gây tổn thương sụn chêm, tổn thương dây chằng. Ông Zhu Yuqi (Giám đốc Khoa Chỉnh hình của Bệnh viện Mắt, thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc) chỉ ra rằng sụn chêm của người trung niên và cao tuổi là vị trí dễ tổn thương nhất nếu đi bộ quá nhiều. Số bước chân mỗi ngày bao nhiêu còn tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ thể chất của mỗi người. Tuy nhiên, ở mức chung nhất thì 30 phút đi bộ mỗi ngày là tốt nhất. Mỗi ngày một người nên có khoảng 6000 bước đi. Người cao tuổi có thể luân phiên đạp xe và đi bộ.
3. Nơi nào là nơi tốt nhất để đi bộ?
Không phải khu vực nào cũng thích hợp để đi bộ. Địa điểm lý tưởng nên là những nơi có cỏ và đất. Tránh đi bộ ở những bề mặt cứng như đường bê tông và đường nhựa. Không nên đi bộ ở khu vực nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí…
4. Tốc độ tốt nhất để đi bộ là bao nhiêu?
Tốc độ đi bộ còn tùy thuộc ở mỗi người. Có thể chia thành các kiểu đi bộ: đi bộ chậm (khoảng 70 đến 90 bước mỗi phút); đi bộ vừa phải (90 đến 120 bước mỗi phút), đi bộ nhanh (120 đến 140 bước mỗi phút) và đi bộ rất nhanh (mỗi hơn 140 bước mỗi phút).
Người cao tuổi, mắc bệnh mãn tính nên đi bộ chậm, thời gian đi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.
Người trẻ và khỏe mạnh nên cố gắng đi bộ nhanh. Bởi đã có nghiên cứu chỉ ra những lợi ích đáng khen của đi bộ nhanh, sau 60 phút đi nhanh bạn có thể đốt được 300 calo. Ngoài ra khi đi nên kết hợp với việc xoay cánh tay, cách này không chỉ giúp bạn tăng tốc, mà cũng góp phần đốt cháy thêm calo.
5. Chú ý chọn giày khi đi bộ
Giày thể thao thích hợp cho các hoạt động đi bộ nên vừa vặn với bàn chân (không ép mu bàn chân, không ép ngón chân). Đế có bề mặt tiếp xúc lớn với mặt đất, trọng lượng nhẹ (chất liệu thoáng khí, mềm mại, đi nhẹ nhàng hơn). Có thể chống trượt và ổn định bước chân tốt hơn.
Trí thức trẻ
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm trên khuôn mặt: Cùng kiểm tra xem nhé!
- BS cảnh báo nếu thấy 4 dấu hiệu xuất hiện khi đang ngủ coi chừng nhồi máu não sắp xảy ra, chủ quan sẽ khiến bạn ân hận