MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi ngủ lúc mấy giờ thì tính là thức khuya? Chuyên gia: Không phải 11 hay 12 giờ đêm!

07-08-2023 - 21:30 PM | Sống

Đi ngủ lúc mấy giờ thì tính là thức khuya? Chuyên gia: Không phải 11 hay 12 giờ đêm!

Sự bùng nổ Internet và sự phổ biến của các thiết bị điện tử khiến nhiều người đã hình thành thói quen thức khuya. Từ đó, ngày càng có nhiều người gặp rắc rối với các vấn đề về giấc ngủ.

Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời của chúng ta, đóng vai trò quan trọng như việc ăn uống và đi vệ sinh. Một giấc ngủ ngon có thể giúp chúng ta có đủ năng lượng và thể lực tốt để làm việc và học tập. Trong khi ngủ, các cơ quan nội tạng và tế bào của cơ thể được tái tạo, giải độc, giúp duy trì sức khỏe tốt. 

Thế nhưng ngày càng có nhiều người gặp rắc rối với các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc giữa đêm và các rối loạn về giấc ngủ khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Sự bùng nổ Internet và sự phổ biến của các thiết bị điện tử cũng khiến nhiều người đã hình thành thói quen thức khuya. Về lâu dài, việc này sẽ dẫn đến tình trạng không được nghỉ ngơi đầy đủ, gây rối loạn nội tiết, mang đến nhiều gánh nặng cơ thể. Theo thời gian, sức khoẻ của chúng ta sẽ kém đi và dễ mắc các bệnh khác nhau.

Đi ngủ lúc mấy giờ được tính là thức khuya? Bác sĩ: Không phải 11 giờ cũng không phải 12 giờ, đây mới chính là “khung giờ vàng” thải độc của cơ thể!  - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Internet

Thức khuya trong thời gian dài mang tới 7 tác hại khủng khiếp

1. Suy giảm hệ thống miễn dịch: Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm suy yếu chức năng của hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

 2. Các vấn đề về tim mạch: Thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim không đều và các cơn đau tim.

3. Lo lắng và trầm cảm về tinh thần: Thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý trầm trọng hơn như tâm trạng thấp thỏm, lo lắng và trầm cảm.

4. Suy giảm trí nhớ và khả năng học tập: Thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bộ, bao gồm suy giảm trí nhớ, từ đó gây khó khăn trong học tập, làm việc...

5. Rối loạn trao đổi chất và tăng cân: Thiếu ngủ có thể cản trở quá trình sản xuất hormone bình thường, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.

6. Các vấn đề về da: Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến chất lượng da bị suy giảm, da bị khô, nổi nhiều mụn và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.

7. Tăng nguy cơ tai nạn: Thức khuya làm suy giảm khả năng tập trung và phản xạ, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc…

Do đó, để duy trì sức khỏe tốt, nên duy trì thời gian ngủ đủ giấc mỗi đêm, trung bình từ 7-9 tiếng. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ.

Đi ngủ lúc mấy giờ được tính là thức khuya? Bác sĩ: Không phải 11 giờ cũng không phải 12 giờ, đây mới chính là “khung giờ vàng” thải độc của cơ thể!  - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Internet

Đi ngủ lúc 11-12 giờ đêm là thức khuya?

Theo quan điểm của y học, 10 giờ tối là thời điểm vàng để các cơ quan trong cơ thể tự điều chỉnh. Trong khoảng thời gian này, tốc độ dòng máu sẽ tiếp tục tăng. Nếu đến 10 giờ tối mà bạn vẫn chưa ngủ, thì đó đã được coi là thức khuya.

Tất nhiên, do điều kiện sống và làm việc của mỗi người khác nhau, nên giấc ngủ cần phải được điều chỉnh theo tình hình thực tế. Mỗi người sẽ có thời gian ngủ cũng như độ dài của giấc ngủ khác nhau. 

Đối với những người thường đi ngủ sớm thì 11 giờ đêm đã được coi là thức khuya, nhưng đối với những người thường xuyên thức tới 1-2 giờ sáng thì 11 giờ đêm chỉ được coi là ngủ muộn. Nhưng cần nhớ rằng, chúng ta nên cố gắng duy trì thời gian đi ngủ càng sớm thì càng có lợi cho sức khỏe.

Chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò mấu chốt. Chỉ khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện thì cơ thể mới khỏe mạnh. 

Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?

1. Duy trì lịch ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Tạo môi trường ngủ tốt: Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, thoáng mát và thoải mái. Sử dụng các công cụ như rèm cản sáng, nút bịt tai hoặc máy tạo tiếng ồn trắng để giảm tiếng ồn và ánh sáng gây xao nhãng.

3. Tránh các chất kích thích: Tránh các chất kích thích như caffein, nicotin và rượu trước khi đi ngủ. Những chất này có thể cản trở việc đi vào giấc ngủ và gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ.

4. Thiết lập thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Thực hiện các hoạt động thư giãn như hít thở sâu, thiền, đọc sách, v.v. trong vòng một giờ trước khi đi ngủ để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.

5. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt: Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

6. Quản lý căng thẳng và lo lắng: Học cách đối phó với căng thẳng và lo lắng, chẳng hạn như thực hành các kỹ thuật thư giãn, tìm kiếm sự hỗ trợ để giảm căng thẳng phù hợp với bạn.

7. Loại trừ rối loạn giấc ngủ: Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu giấc ngủ chuyên nghiệp để hiểu vấn đề, sau đó giải quyết các nguy cơ.

Đi ngủ lúc mấy giờ được tính là thức khuya? Bác sĩ: Không phải 11 giờ cũng không phải 12 giờ, đây mới chính là “khung giờ vàng” thải độc của cơ thể!  - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Internet

Lưu ý, cơ thể con người rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của môi trường bên ngoài, trong đó melatonin là chất quan trọng kiểm soát nhịp sinh học và ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chúng ta. Khi ánh sáng bên ngoài mạnh, nhiệt độ mà cơ thể chúng ta cảm nhận được cũng sẽ tăng lên, ngay cả khi đang ngủ cơ thể cũng cảm nhận được, dẫn đến rối loạn bài tiết melatonin. Một khi đồng hồ sinh học bị rối loạn, sức khỏe thể chất cũng sẽ bị đe dọa. Do đó, duy trì một môi trường ngủ tốt là điều cần thiết để có sức khỏe tốt.

*Theo: Aboluowang

Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên