[Điểm nóng TTCK tuần 29/07 - 04/08] Chứng khoán Việt trăn trở trước ngưỡng 1.000 điểm, thế giới sụt giảm mạnh
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giảm điểm nhẹ. Chính vì thế khả năng bứt phá mạnh mẽ tại vùng này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Thị trường chứng khoán Việt trăn trở trước ngưỡng 1.000 điểm trong tuần qua. Bên cạnh đó, TTCK thế giới đồng loạt bị nhấn chìm trong cơn bão gió…
1.TTCK Việt Nam "trăn trở" trước ngưỡng 1.000 điểm
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giảm điểm nhẹ. Chính vì thế khả năng bứt phá mạnh mẽ tại vùng này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở VN-Index kết thúc tuần giảm 0,23% đạt mức 991,1 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 2,54% dừng tại 103,7 điểm.Thị trường giữ nhịp nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Blue-chip, vốn hóa lớn như VIC,VHM,... VN-Index trong tuần vừa rồi giao dịch khá phức tạp và chưa rõ xu hướng, điều đó đa phần khiến cho tâm lý NĐT tuần qua khá dao dộng và lo lắng.
Thị trường chung trong tuần qua đi qua những phiên giao dịch ảm đạm theo xu hướng chung trong khu vực trước tuyên bố của Tổng thống Trump về việc áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9. Bên cạnh đó, việc một số quỹ đầu tư theo VN30 hoán đổi danh mục để chuẩn bị cho những thay đổi trong rổ VN30 cũng khiến cho thị trường biến động trong phiên hôm nay. Với tình trạng căng thẳng chiến tranh thương mại trở lại, dòng tiền thị trường nhiều khả năng sẽ chảy vào dòng cổ phiếu hưởng lợi từ chiến tranh thương mại (Dệt May, Cảng và Khu Công Nghiệp).
Theo các chuyên gia FPTS, vùng 1.000-1.010 sẽ đóng vai trò kháng cự trong các phiên giao dịch tiếp theo. Trong trường hợp thị trường xảy ra rung lắc, mức 980 điểm theo EMA(20) sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho chỉ số.
Đối với thị trường CK phái sinh, trước các phiên biến động giằng co biên độ hẹp của thị trường cơ sở, thị trường phái sinh đã ghi nhận một tuần giao dịch kém sôi động, mang tâm lý khá thận trọng, "hoài nghi" với các hoạt động trading. Trong khi đó rủi ro vẫn được đánh giá ở mức cao đối với các vị thế giữ lệnh trong trung hạn do diễn biến phức tạp giằng co trên thị trường cơ sở. So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự sụt giảm đáng kể. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 97.200 hợp đồng.
2.TTCK thế giới đồng loạt "nhấn chìm" trong cơn bão gió.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã chịu tuần tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2019 khi tâm lý nhà đầu tư bị giáng hai đòn bởi những tín hiệu đáng thất vọng từ Fed và thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 26.485 điểm (giảm 2,6%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.004 điểm (giảm 3,91%) và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.932 điểm (giảm 3,07%). Chỉ số biến động Cboe (VIX) đạt mức cao nhất kể từ tháng Năm.
Nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh nhất do lo ngại về tăng trưởng thương mại toàn cầu, cùng với thất vọng về kết quả kinh doanh. Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng cũng ặc biệt yếu khi các nhà bán lẻ phải đối mặt với triển vọng chi phí cao hơn đáng kể và nhu cầu giảm đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Như đã được dự đoán, Fed đã công bố cắt giảm 0,25% của lãi suất hiện tại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như bối rối trước cuộc họp báo sau cuộc họp của Chủ tịch Fed, trong đó, ông tuyên bố rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ như một sự điều chỉnh giữa chu kỳ đối với chính sách. Không có một chu kỳ nới lỏng mới nào bắt đầu. Chính điều này đã khiến các nhà đầu tư thất vọng. Vào cuối tuần, thị trường tiếp tục đón nhận thêm tin xấu khi Tổng thống Trump quyết định gia tăng thêm 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán ở châu Âu giảm mạnh trong tuần. Các cổ phiếu đã bắt đầu sụt giảm vào thứ ba sau khi Tổng thống Trump, bày tỏ sự bất bình đối với việc Trung Quốc không thực hiện các cam kết trong đàm phán thương mại. Thị trường tiếp tục giảm điểm một lần nữa vào thứ Sáu sau thông báo của Nhà Trắng về thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.407 điểm (giảm 1,88%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.872 điểm (giảm 4,4%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.359 điểm (giảm 4,47%).
Nỗi sợ hãi ngày càng tăng của việc Brexit không thỏa thuận đã khiến đồng Bảng Anh lao dốc. Vào thứ Năm, đồng bảng Anh giảm xuống mức dưới 1 pound đổi 1,21 đô la Mỹ, thấp nhất kể từ đầu năm 2017. Đối với các nền kinh tế khác trong khu vực, theo các chuyên gia đánh giá hoạt động sản xuất đang yếu nhất kể từ năm 2009 và căng thẳng thương mại có thể làm trầm trọng thêm sự chậm lại này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng giảm điểm trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 giảm đóng cửa ở 21.658 điểm (giảm 2,6%), đồng yên mạnh lên và đứng ở mức 107,00 yên/đô la Mỹ. Tuần qua Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lãi suất dài hạn ở mức khoảng 0%. Các thành viên điều hành đã bỏ phiếu nhất trí để duy trì chính sách giữ lãi suất ở mức cực thấp trong thời gian dài, ít nhất là đến khoảng mùa xuân năm 2020.
Các quan chức của BoJ khẳng định rằng ngân hàng trung ương sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp nới lỏng bổ sung để đạt được mục tiêu lạm phát. Trong khi đó Văn phòng Nội các Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng nội địa (GDP) xuống 0,9% cho năm tài khóa 2019 từ 1,3%, do sự chậm lại trong nhu cầu của các thị trường nước ngoài và khu vực tư nhân.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm sau động thái leo thang thuế quan mới nhất của Mỹ, chấm dứt đột ngột lệnh đình chiến tạm thời xảy ra giữa Tổng thống Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng 6. Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.867 điểm (giảm 2,6%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 26.918 điểm (giảm 5,21%).
Tin tức về việc tăng thuế quan của Mỹ đã làm choáng váng các quan chức ở Bắc Kinh, vì nó xảy ra một ngày sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc tổ chức hai ngày đàm phán tại Thượng Hải. Hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Trung Quốc nói rằng Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó cần thiết, mà không cần nói chi tiết cụ thể. Các nhà phân tích về chính trị cho rằng căng thẳng thương mại gia tăng là điều không đáng ngạc nhiên, do sự khác biệt sâu sắc trong chính sách thương mại và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó, mức thuế cao hơn có thể tồn tại khi các chiến dịch của ông Trump được tiến hành cho việc tái tranh cử vào tháng 11 năm 2020.