Diện mạo thành phố tựa núi, bên sông, hướng biển sắp mở rộng gấp rưỡi, định hướng hình thành 6 trung tâm
Theo phương án trước năm 2025, toàn bộ huyện Đông Sơn (rộng 83 km2) sẽ nhập vào thành phố Thanh Hóa. Như vậy, sau sáp nhập, đô thị Thanh Hóa sẽ có diện tích tự nhiên hơn 230 km2, lớn gấp hơn 1,5 lần hiện tại (147 km2).
Theo quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 thì trước năm 2025, toàn bộ huyện Đông Sơn (83 km2) sẽ nhập vào thành phố Thành Hóa. Như vậy, sau sáp nhập, đô thị Thanh Hóa sẽ có diện tích tự nhiên hơn 230 km2, lớn gấp hơn 1,5 lần hiện tại (147 km2). Ảnh mang tính minh họa, có độ chính xác tương đối.
Về định hướng phát triển không gian, đô thị Thanh Hóa sẽ phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: Tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã ) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ).
Cả đô thị Thanh Hóa sẽ lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển. Trong ảnh là Central Riverside, đối diện là Vinhomes Star City, đây là 2 khu đô thị lớn của thành phố Thanh Hóa nằm bên bờ sông Mã.
Đồng thời, đô thị dự kiến có 6 trung tâm tích hợp gồm: Trung tâm hiện hữu, Hàm Rồng - Núi Đọ, Đông Nam, Đông Bắc, phía Tây và Tây Nam. Mỗi trung tâm sẽ có chức năng, mục tiêu phát triển riêng. Trong ảnh là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng cạnh bờ sông Mã.
Đô thị Thanh Hóa sẽ phát triển theo mô hình "tập trung, đa tâm", lấy trục đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan đô thị, tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan này. Trong ảnh là Đại lộ Lê Lợi.
Ba trục phát triển chính của đô thị Thanh Hóa sẽ gồm trục truyền thống theo hướng Bắc Nam dọc quốc lộ 1; trục Tây Bắc - Đông Nam theo các tuyến quốc lộ 45, 47, đại lộ Đông Tây, đại lộ Nam sông Mã; trục phát triển mới theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ đường trung tâm thành phố đi cảng Thọ Xuân qua đại lộ Lê Lợi, đại lộ Nguyễn Hoàng đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới. Trong ảnh là đại lộ Nguyễn Hoàng.
Hiện tại, thành phố Thanh Hóa là địa phương có sự đóng góp lớn vào kinh tế toàn tỉnh. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất ước đạt hơn 73.400 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ đạt gần 43.000 tỷ đồng, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 3.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 85 triệu đồng/người/năm…
Còn về huyện Đông Sơn, năm 2023, huyện Đông Sơn có tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt gần 3.700 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt trên 3.500 tỷ. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1.170 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 63,6 triệu đồng/người/năm.
Huyện Đông Sơn được biết đến là vùng đất có giá trị lịch sử quan trọng, lưu giữ những dấu tích của người Việt Cổ. Trong số đó, nổi bật nhất là trống đồng Đông Sơn.
Quy hoạch lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tầm nhìn mới, tạo ra động lực mới cho sự phát triển của thành phố Thanh Hóa trong tương lai. Trong ảnh là nhà hát Lam Sơn.
Đây cũng là quy hoạch thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên thuộc khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và là thành phố trực thuộc tỉnh thứ 3 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch từ sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 thực hiện. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị và Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Bài và ảnh: Ngọc Đẹp
An ninh Tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM