MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất

Thị xã Đông Triều cách Hà Nội 90 km, cách Hải Phòng 45 km và cách Hạ Long khoảng 70 km. Nhờ đó, thị xã này dễ dàng kết nối với 3 sân bay quốc tế và hàng loạt cảng biển lớn.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 1.

Thị xã Đông Triều nằm trên giao lộ của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ của Quảng Ninh. Do vị trí thuận lợi, từ Đông Triều du khách có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm của 3 thành phố lớn kể trên trong vòng một đến 2 giờ. Hàng hoá cũng có thể dễ dàng đến được các sân bay quốc tế như Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn hay cảng Hải Phòng.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 2.

Đông Triều vốn có hàng loạt tuyến đường lớn chạy qua như quốc lộ 18, đường tỉnh 326, 333… Không những thế, Đông Triều còn là điểm đầu của tuyến đường ven sông kết nối với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Tuyến đường đang được xây dựng có tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ với 10 làn, trong đó có 6 làn xe chạy tốc độ cao. Tuyến đường có chiều dài khoảng 41 km nối Đông Triều với thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 3.

Đông Triều đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025. Nếu điều này trở thành hiện thực thì tỉnh Quảng Ninh sẽ có 5 thành phố gồm Đông Triều, Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí. Và khi đó, Quảng Ninh sẽ có số thành phố bằng với tỉnh Bình Dương, trở thành một trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam. Trong tương lai, Quảng Ninh quy hoạch sẽ có 7 thành phố (gồm cả Quảng Yên và Vân Đồn).

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 4.

Thị xã Đông Triều được thành lập năm 2015 và đến năm 2020 thì trở thành đô thị loại 3. Đông Triều hiện có diện tích gần 400 km2, với dân số gần 250.000 người (2023). Trong giai đoạn 2021-2023, rong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức, thị xã tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng 2 con số với tốc độ đạt 14%.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 5.

Cũng trong năm 2023, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn 32.400 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt gần 2.700 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 163 triệu đồng/người/năm (cao hơn so với cả nước 1,6 lần).

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 6.

Về cơ cấu kinh tế, thị xã Đông Triều tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm đến 64,8%; dịch vụ - thương mại chiếm 30,8%; nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 4,4%. Trong ảnh là cụm công nghiệp phường Kim Sơn.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 7.

Để có được những kết quả đó, thị xã đã có những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng. Trong đó, nhiều dự án, công trình giao thông quan trọng trên địa bàn được đầu tư, hoàn thiện, đưa vào khai thác, như: Nâng cấp các tuyến đường tỉnh 326, 333; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 18…Trong ảnh là nút giao giữa Quốc lộ 18 và đường tỉnh 326, gần cổng chào khu di tích nhà Trần.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 8.

Đồng thời, thị xã huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tìm kiếm và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới. Một loạt khu đô thị mới được hình thành, như: Khu đô thị hai bên đường 188 (phường Mạo Khê); khu đô thị hai bên đường tránh (phường Đông Triều); khu đô thị mới Kim Sơn phía Bắc Quốc lộ 18, khu đô thị phía Nam Quốc lộ 18... Trong ảnh là Khu đô thị mới Kim Sơn.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 9.

Du lịch cũng là ngành có nhiều tiềm năng tại thị xã Đông Triều, đây là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng, vùng đất địa linh nhân kiệt. Đất và người Đông Triều còn gìn giữ nhiều di sản văn hóa, với hàng trăm điểm di tích trải rộng trên khắp các xã, phường, trong đó có 22 di tích đã được xếp hạng các cấp gồm: một khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều được xếp hạng Quốc gia đặc biệt (với 14 điểm di tích); 4 di tích xếp hạng Quốc gia; 17 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 10.

Theo thống kê của thị xã Đông Triều, những năm gần đây, địa phương đón bình quân từ 600.000 - 700.000 lượt khách/năm (bao gồm cả 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19). Năm 2023, số du khách đến thị xã Đông Triều đạt một triệu lượt, mức chi tiêu trung bình của khách có sự khởi sắc, đạt từ 400.000 đến 450.000 đồng/người. Trong ảnh là một góc phố Nội Hoàng Đông, phường Hoàng Quế với hoa bằng lăng nở rộ được xếp thẳng hàng, dài hun hút.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 11.

Đi cùng phát triển kinh tế, Đông Triều cũng gìn giữ phát huy những làng nghề truyền thống. Trong đó, nổi bật là nghề gốm sứ, nằm ngay trên tuyến đường giao thông huyết mạch Quốc lộ 18.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 12.

Với việc định hướng nâng cấp lên thành phố, không gian phát triển của Đông Triều đi theo 3 khu vực. Trong đó, không gian phía Tây sẽ tập trung phát triển đô thị, hành chính, thương mại. Không gian phía Bắc hướng về du lịch tâm linh, sinh thái kết nối với khu di tích lịch sử gắn với nhà Trần và Yên Tử. Không gian phía Đông hướng đến ngành công nghiệp khai khoáng, dịch vụ hậu cần gắn liền với Đại lộ Tây Nam 10 làn xe. Trong ảnh là khu di tích nhà trần.

Diện mạo thị xã nằm ở giao điểm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có thể đưa tỉnh giáp biên giới trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất- Ảnh 13.

Tiềm năng phát triển nội tại của Đông Triều được đánh giá rất dồi dào cùng với vị trí có nhiều thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế với các địa phương trong khu vực, cả nước và quốc tế. Khi trở thành thành phố, Đông Triều càng có thêm cơ hội phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng, sớm trở thành thành phố văn minh, hiện đại phía Tây của Quảng Ninh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên