Điện thoại xài 7 năm, mặc quần áo cũ, tiết kiệm từng chút mà sao vẫn chưa giàu?
Tiết kiệm không thôi chưa đủ để có thể giàu. Bạn phải học cách dùng số tiền tiết kiệm đó để khiến chúng tự đẻ ra tiền!
- 17-06-2023Quyết định bỏ phố về quê xây nhà, tiết kiệm tiền nhờ tránh loạt bẫy chi tiêu
- 16-06-2023Hè này, hãy cải thiện ngôi nhà của bạn bằng những cách nới rộng không gian, tiết kiệm chi phí dưới đây
- 14-06-2023Chàng trai 23 tuổi mở ‘đế chế’ kinh doanh kem doanh thu 15 tỷ đồng/năm: Không học đại học, lấy tiền tiết kiệm, đầu tư cổ phiếu và vay mượn họ hàng để làm vốn
"Lối sống của mình suốt 7 năm nay: Mua gì cũng tìm hiểu rất kỹ, chọn loại tốt nhất để xài cho đến khi không thể sử dụng được nữa. Tức là sửa cũng không được. Ví dụ như chiếc điện thoại đang xài cũng đã có tuổi thọ 7 năm, sửa 3 lần. Quần áo đi làm thì mua ít nhưng loại tốt, cũ cũng không thay mà chỉ tân trang lại. Chừng không mặc được nữa thì vứt rồi mua mới. Cách tiêu dùng này vừa giúp mình tiết kiệm tiền, vừa ít phải xả rác ra bên ngoài" - lời chia sẻ từ Bùi Thu Hiền (28 tuổi, TPHCM) về cách cô nàng tiết kiệm trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Thu Hiền cũng chia sẻ rằng bản thân cô dù tiết kiệm như thế, nhưng ở tuổi 28 vẫn không thể giàu được. Nguyên do chính cũng là một vấn đề mà nhiều người trẻ đang mắc phải!
Nguyên tắc của việc tiết kiệm là "không xài hàng kém chất lượng"
Từ trước tới nay, Thu Hiền cho biết bản thân cô được mọi người nhận xét là sống rất tiết kiệm. Bất cứ món đồ nào cô nàng sở hữu cũng sử dụng được trong thời gian dài mà không cần thay mới.
Ví dụ như chiếc xe máy cũ mua lại 11 triệu năm 2015, của Nhật Bản tuy đắt chút nhưng chạy tới giờ vẫn ngon, không hỏng vặt. Hay chiếc iphone cũ mua hàng xách tay, nhưng là hàng chính hãng. Đến bây giờ, tuổi đời lên đến 7 năm mà cũng chẳng cần thay mới. Và bí quyết của cô nàng trong việc tiết kiệm, đó là không xài hàng rẻ, hàng kém chất lượng. Thay vào đó là hướng đến sự bền vững của bất cứ món đồ nào.
Chính vì thế, Thu Hằng cho biết: "Mình tiết kiệm được phần lớn thu nhập vì không cần mua đi mua lại một món đồ. Bạn bè mình có người đổi điện thoại, laptop, hay quần áo, mỹ phẩm,... thường xuyên vì một là họ thích, hai là chất lượng không bền vững. Tổng số tiền đó cộng lại gấp không biết bao nhiêu lần. Nguyên tắc của mình là "tối ưu hóa" món đồ sử dụng. Không bàn đến mức giá đầu tiên mà phải tính toán xem thời gian hoạt động trong bao lâu, có bền có đẹp hay không."
Nhiều người lầm tưởng cứ tiêu thật ít tiền là tiết kiệm tiền, điều đó không phải. Với Thu Hiền, cô nàng cho biết bản thân cũng đã thay đổi rất nhiều trong thói quen chi tiêu và tiết kiệm: "Nếu như trước đây, mình cố gắng ki bo trong tất cả mọi thứ, đến điện nước xài cũng chi li. Hay như tiền nạp điện thoại cũng hạn chế, thậm chí mấy tháng mới nạp vài chục ngàn. Rồi ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu,... Nhưng kết quả vẫn cứ mãi nghèo.
Vì số tiền tiết kiệm được đó, mình luôn để trong sổ tiết kiệm của ngân hàng không mục đích. Để bây giờ nhìn lại, việc tiết kiệm tuy là tốt, nhưng nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong việc ổn định tài chính thôi. Nếu như cứ làm công ăn lương cả đời rồi chỉ tiết kiệm thôi thì cũng không ổn. Ở độ tuổi 28, mình mới nhận ra sai lầm này."
Tiết kiệm chỉ là đức tính, muốn khá giả thì phải biết điều này
Tiết kiệm tiền bạc nên được định nghĩa: Chi tiêu một số tiền nào đó nhưng phải có mục đích cụ thể, mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc vượt ngoài mong đợi. Ví dụ như trong trường hợp của Thu Hiền, cô nàng đồng ý bỏ thêm tiền để được sử dụng những món đồ tốt nhưng có giá trị sử dụng cao. Tuy vậy, với số tiền tiết kiệm được, Hiền cho biết: "Mình vẫn chưa ứng dụng nguyên tắc này vào số tiền còn dư. Để rồi nghèo theo đúng nghĩa có tiền cũng không giàu nổi."
Không ai chỉ tiết kiệm mà giàu được cả. Giàu có về mặt tài chính thể hiện qua năng lực kiếm tiền và khả năng quản lý dòng tiền. Việc tiết kiệm là đúng nhưng chưa đủ, bạn phải biết dùng số tiền đó để đầu tư. Tiết kiệm cần sự nhẫn nại, chịu đựng và kỷ luật. Còn đầu tư thì là biến số tiền đó tự đẻ ra tiền. Chỉ khi có thu nhập thụ động như thế, bạn mới được thư thả hơn về mặt thời gian cũng như tài chính.
Sau khi hiểu được điều này, Thu Hiền cho biết bản thân đã bắt đầu học thêm về kiến thức tài chính. Và việc đầu tiên cô nàng làm chia đôi tiền tiết kiệm để đầu tư vào vàng: "Năm nay mẹ mình bảo mua vàng thì được hời, vì kinh nghiệm mua vàng bao nhiêu năm nên mình cũng tin tưởng. Quả thực, số tiền lãi cho đến nay mình nhận được cao hơn gửi tiết kiệm thông thường. Cũng cùng 1 số tiền, nhưng chỉ cần sử dụng khác đi đã mang lại hiệu quả khác biệt."
Hơn nữa, cô nàng cũng tâm sự rằng, khi có thêm các kỹ năng về quản lý dòng tiền thì cầm tiền cũng thấy tự tin hơn rất nhiều: "Không biết bao giờ thì giàu được, nhưng hiện tại vừa có tiền tiết kiệm, vừa có kiến thức về tài chính khiến mình cảm thấy đủ đầy hơn rất nhiều. Đã không còn sự mông lung khi có tiền cũng không biết làm gì nữa!".
Phụ nữ Việt Nam