DN dịch vụ đưa đón học sinh thời Covid-19: Doanh thu gần về 0, chi phí bến bãi hàng trăm triệu mỗi tháng, lương nhân viên còn 1/3
Kỳ nghỉ Tết nguyên đán dài chưa từng có của học sinh Hà Nội cũng khiến công ty này đối mặt với những khó khăn chưa từng có tiền lệ.
- 12-03-2020Ứng phó khẩn cấp với dịch COVID-19: Masan tối đa hoá công suất hệ thống nhà máy mì tôm, thịt chế biến, nước tương…, đảm bảo đủ hàng thiết yếu cho người tiêu dùng
- 12-03-2020Sau hàng quán lẻ, đến lượt các chuỗi F&B lớn của Golden Gate, Otoke Chicken, Mr Bean... phải đóng bớt cửa hàng trong bão Covid-19
- 12-03-2020Bài học tương trợ giữa các DN thời dịch Covid-19 nhìn từ câu chuyện ‘cô gái đẹp bị ế’ và gói hỗ trợ 300 tỷ đồng của Vincom
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán và Việt Nam ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên hồi cuối tháng 1 cũng là lúc học sinh cả nước bắt đầu trải qua kỳ nghỉ lễ dài chưa từng có.
Trong nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, các tỉnh thành phố trên toàn quốc đều quyết định tạm hoãn thời gian trở lại trường của học sinh các cấp. Nếu tính từ ngày nhập học theo kế hoạch hằng nằm vào mùng 6 Tết thì đến nay, kỳ nghỉ của các em đã kéo dài thêm đến 44 ngày.
44 ngày nghỉ: Doanh thu chạm ngưỡng 0, chi phí vẫn trả đều
Đó cũng đồng thời là khoảng thời gian các trường học phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Điều này đã gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt với các trường tư thục. Và như hiện tượng domino, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh cũng rơi vào cảnh khốn đốn.
Chị Thùy Dung, Giám đốc của một công ty dịch vụ vận tải cho biết: "Từ Tết đến giờ, học sinh nghỉ học, gần 70 xe đưa đón của chúng tôi cũng nằm bãi."
Chị Thùy Dung (thứ 2 từ trái sang) chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp thời kỳ Covid trong một buổi trò chuyện gần đây.
Vốn là doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đưa đón, phục vụ hơn 1.000 học sinh các trường tư thục và trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội, dịch Covid-19 như một đòn giáng mạnh, khiến công ty điêu đứng.
Trong khi xe nằm "đắp chiếu", các chi phí từ lương cho nhân viên, đến tiền thuê bến bãi, chi phí khấu hao vẫn phải trả đều đặn.
"Trước mùa dịch, lương cho mỗi nhân viên lái xe dao động từ 7 đến 17 triệu, tùy loại xe, lương cho đội ngũ văn phòng cũng 5 – 7 triệu/người. Rồi lương cho các monitor nữa. Nhưng bây giờ, chúng tôi buộc phải cắt giảm lương của mọi người xuống chỉ còn 1/3. Rất may là họ đều là những người đã gắn bó thời gian dài nên đều thấu hiểu cho tình hình của công ty", chị Dung chia sẻ tại một buổi trò chuyện với các doanh nghiệp SME.
Dịch vụ đưa đón học sinh, vận tải du lịch của công ty này đã bị tê liệt suốt thời gian qua.
Nữ Giám đốc cho biết thêm: "Dù không hoạt động nhưng chúng tôi vẫn phải trả chi phí thuê bến bãi khoảng 2 triệu/xe/tháng, không được giảm chút nào. Tổng cộng cũng gần 150 triệu."
Trong khi đó, dịch vụ cho thuê xe du lịch cũng không khá khẩm hơn.
Dẫu vậy, doanh nghiệp không thể cho nhân viên nghỉ việc. "Khi nào các trường đi học trở lại là lúc chúng tôi cũng phải đáp ứng ngay cho hơn 1.000 học sinh, không thể chậm trễ, nên không thể cho nhân viên nghỉ việc được."
Chưa tìm ra lối thoát
Chia sẻ câu chuyện của mình tại cuộc trò chuyện "Doanh nghiệp chuyển Nguy thành Cơ thời Covid", chị Dung nhận được nhiều lời khuyên từ các chuyên gia và chủ doanh nghiệp khác.
Trong đó, có sáng kiến cho rằng có thể kết hợp với các công ty du lịch để cung cấp dịch vụ đua đón an toàn tới nhóm đối tượng gia đình, những người có quan hệ gần gũi và tin tưởng nhau, giảm rủi ro lây nhiễm.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân cho biết sẽ chỉ thực hiện phương án này khi tìm được cách xác minh được tình trạng sức khỏe và lịch sử đi lại của hành khách, không để ảnh hưởng tới hoạt động đưa đón học sinh khi các em quay lại trường học.
Trí thức trẻ
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19