Đồ ngọt và loại thực phẩm này chính là máy “hút cạn canxi” trong cơ thể bạn: Nhiều người không biết vẫn vô tư ăn mỗi ngày, xương và răng yếu đừng hỏi tại sao
Những loại thực phẩm này tuy ngon và hấp dẫn nhưng ăn thường xuyên có thể khiến canxi bị hao hụt, rất hại cho xương và răng.
- 07-01-2022Mất ngủ vì bệnh tiểu đường: Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen "vàng" giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ
- 07-01-20229 món ăn trường thọ mà người Nhật rất thích, bí quyết để sống lâu 100 tuổi mà chợ Việt bán không thiếu
- 07-01-2022Khả năng nín thở LÂU hay NGẮN tiết lộ phổi khỏe mạnh hay đang "bị bệnh": Nếu dưới 30s, coi chừng ung thư đang rình rập
- 07-01-2022Mất ngủ sau tuổi 40: Đặt ngay 4 loại cây "thần kỳ" này trong phòng vừa hợp phong thủy, vừa trấn an tinh thần, gia chủ thoải mái say giấc nồng
Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì số người bị loãng xương cũng đang tăng lên mỗi ngày. Theo tạp chí y khoa nổi tiếng của Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nữ là 41,5% và ở nam là 32%. Căn bệnh này là "kẻ giết người vô hình" nên rất khó phát hiện kịp thời để chữa trị.
Hiện ở Trung Quốc đang có khoảng 90 triệu bệnh nhân loãng xương. Tuổi tác gia tăng và thói quen sinh hoạt, ăn uống là những nguyên nhân dẫn đến loãng xương, vì vậy việc phòng và điều trị loãng xương đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng.
2 loại thức ăn "làm hỏng" xương của bạn, ăn càng ít càng tốt
1. Thức ăn nhiều muối
Tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho xương. (Ảnh: Internet)
Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho xương.
Muối có chứa"ion natri sẽ làm mất cân bằng điện giải và giữ lại natri, nước sau khi vào cơ thể. Từ đó cản trở cơ chế trao đổi chất của dạ dày và cơ thể, một lượng lớn canxi và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi.
Ngoài ra, nếu nạp quá nhiều ion natri sẽ làm tăng đào thải nhanh canxi qua nước tiểu, vì cứ 1000 mg ion natri bài tiết qua thận sẽ tiêu tốn khoảng 30 mg canxi.
"Hiệp hội Y tế Trung Quốc" cho biết lượng muối ăn bình thường hàng ngày của người lớn là 6 gam, do đó người trung niên và cao tuổi nên kiểm soát lượng muối ăn vào mỗi ngày. Những đối tượng này cũng nên hạn chế ăn dưa chua, thịt xông khói và các loại thực phẩm nhiều muối khác.
2. Đồ ngọt
Người trung niên, cao tuổi và bệnh nhân loãng xương không nên ăn nhiều đồ ngọt. (Ảnh:Internet)
Đồ ngọt là những thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh donut, trà sữa, bánh tiramisu,… đều là những thực phẩm chứa nhiều đường nhưng cũng có cả carbohydrate. Một lượng lớn cacbohydrat đi vào cơ thể sẽ tạo ra các axit trong quá trình trao đổi chất làm cho cơ thể con người luôn trong tình trạng có tính axit.
Khi cơ thể duy trì được sự cân bằng axit - bazơ sẽ tự động tiêu hao canxi, magie, photpho và các chất khác để trung hòa, dẫn đến tình trạng thiếu canxi sẽ khiến cơ bị yếu đi. Khi một lượng lớn canxi bị tiêu hao và trung hòa, xương dễ bị vôi hóa, chất lượng xương suy giảm dần và gây ra các tổn thương ở xương.
Người trung niên, cao tuổi và bệnh nhân loãng xương không nên ăn nhiều đồ ngọt. Vì lợi ích của xương, bạn nên ăn uống khoa học và điều độ.
Các triệu chứng chứng tỏ bạn đang bị loãng xương
● Xương bị vỡ hoặc gãy sau khi chịu tác động ngoại lực nhẹ hoặc rơi
● Lồng ngực chèn ép phổi, gây tức ngực, khó thở và thở kém
● Uốn cong và biến dạng cột sống dẫn đến lưng bị gù với ngực và chiều cao ngắn hơn
● Cảm thấy đau lưng và đau khớp sau khi mệt mỏi hoặc ngồi lâu
● Cảm thấy chân tay đau nhức, cơ thể suy nhược, thể lực giảm sút
● Nằm ngủ dễ bị chuột rút cơ, chuột rút chân
Làm thế nào để đánh giá sức khỏe của xương ?
Bệnh loãng xương xảy ra khi mật độ các chất tạo xương bị giảm đi. (Ảnh:internet)
Mật độ xương là mật độ khoáng chất trong xương. Trong y học, muốn hiểu được sức khỏe của xương thì phải kiểm tra mật độ xương trong cơ thể.
Chẩn đoán loãng xương sẽ dựa vào chỉ số điểm T. Đây là khái niệm đưa ra để đối chiếu mật độ xương của đối tượng tại thời điểm đo với đối tượng của quần thể mẫu có cùng đặc điểm sinh lý khi mật độ xương đạt tối đa.
Theo tiêu chẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO:
- Xương khỏe mạnh: Điểm T ≥ - 1
- Thưa xương: - 2,5 < điểm T < - 1 thì bạn có thể bị loãng xương, cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống.
- Loãng xương: Điểm T ≤ - 2,5, bệnh nhân có thể đau nhức xương toàn thân, thậm chí có thể bị nứt, gãy xương khi đi lại hoặc ho.
- Loãng xương nặng: loãng xương + tiền sử gãy xương.
Làm thế nào để phòng chống loãng xương hiệu quả?
Tập thể dục là chìa khóa để phòng chống bệnh loãng xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luyện tập thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương. Tập thể dục thường xuyên có thể rèn luyện và tăng khối lượng xương một cách hiệu quả.
Tập thể dục là chìa khóa để phòng chống bệnh loãng xương
- Quá trình tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả khắp cơ thể, lưu lượng máu lưu thông tăng lên giúp xương hấp thụ canxi từ đó làm chậm quá trình lão hóa xương.
- Trong quá trình vận động, lực của xương tăng lên đáng kể, các nguyên bào xương và các yếu tố tăng trưởng có lợi cho xương được chuyển hóa tích cực làm cho xương phát triển nhanh chóng, mật độ và độ chắc khỏe của xương tăng lên.
- Tập thể dục đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, có thể bù đắp cho sự thiếu hụt canxi, phốt pho và các chất khác.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"