Doanh nghiệp loay hoay tìm cách giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu
Các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo vẫn đang đối mặt với khó khăn vì phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
- 17-12-2021Tỷ phú Ấn Độ cân nhắc xây nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam
- 17-12-2021Dr Ernest Wong và hành trình trở thành triệu phú trước tuổi 30: Từng vỡ nợ, phá sản nhưng không từ bỏ nhờ bài học từ quyển sách giá 1 USD
- 17-12-2021'Ông lớn' chuyển phát nhanh J&T Express xây trung tâm trung chuyển rộng 60.000 m2 tại Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi trong tháng 11, khi tăng 5,5% so với tháng trước, cao gấp rưỡi mức tăng bình quân của 11 tháng. Dẫn đầu là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 6,4%. Có đóng góp lớn trong tăng trưởng nhưng lâu nay các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang đối mặt với khó khăn vì phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Bộ van một chiều cho máy ép nhựa dùng để sản xuất linh kiện ô tô xe máy. Để làm ra đầu van này, 100% các nguyên liệu thép đều phải nhập khẩu.
Với ngành nhựa cũng phải nhập hơn 80% nguyên liệu đầu vào. Theo doanh nghiệp dù Việt Nam đã có hai dự án lọc hóa dầu, có thể sản xuất nhựa nguyên liệu, nhưng giả sử có chạy hết công suất, cũng chỉ làm ra khoảng 700 nghìn tấn/năm.
Trong khi mỗi năm ngành nhựa cần nhập khẩu từ 5 - 6 triệu tấn, chưa kể có nhiều chủng loại nhựa trong nước chưa đáp ứng được.
. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Với điểm yếu về nguyên liệu, nên nhiều doanh nghiệp cho biết họ buộc phải nhập khẩu máy móc nguyên chiếc về để bán. Vì nếu sản xuất ở Việt Nam, lại vẫn phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài sẽ khiến chi phí giá thành lên cao, khó cạnh tranh.
Nhằm khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ . Trong đó, nhấn mạnh tới các chính sách phát triển cho ngành công nghiệp vật liệu, với nhiều ưu đãi về cơ chế và tài chính.
VTV.VN