Doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản
Chưa năm nào, danh nghiêp vận tải xe khách lại trong cảnh khó khăn như năm nay.
- 15-01-2022Nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng hay quý?
- 15-01-2022Giải mã nghịch lý tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tiền lương lại không hề giảm
- 14-01-2022Điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 1/3/2022 thay đổi gì so với quy định cũ?
Dịch COVID-19 đã khiến các nhà xe “nằm im” gần hết một năm. Giữa tháng 11/2021, khi xe khách được hoạt động trở lại, nhiều nhà xe trong cảnh hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Thậm chí, có nhà xe vừa chạy được nửa tháng, dịch bùng phát trở lại khiến họ phải dừng hoạt động hoàn toàn. Các bến xe ở TP. Hà Nội như Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm..., thường xuyên trong cảnh đìu hiu. Nhiều chuyến xe khách sắp đến giờ xuất bến nhưng chỉ có 1- 2 hành khách.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc hãng xe Sao Việt ngậm ngùi: “Đến hiện tại, chưa có gì khả quan cho ngành vận tải. Thời gian dịch bệnh quá dài. Năm nay, dù gần Tết, doanh nghiệp vẫn án binh bất động. Nhà xe chỉ duy trì 20% sản lượng”.
Là hãng xe luôn đông khách chặng Hà Nội - Lào Cai, Sa Pa song từ đầu năm đến nay, Sao Việt chỉ có 2-3 xe chạy hằng ngày, mỗi xe chỉ có vài khách. Tình trạng bù lỗ để chạy xe thường xuyên diễn ra khi trung bình mỗi chuyến Hà Nội - Lào Cai chỉ thu được 2 triệu đồng, trong khi chi phí vận hành tốn khoảng 7,5 triệu đồng.
Theo ông Bằng, nếu như bình thường có 100 phương tiện hoạt động thì giờ đây hãng chỉ có 20 xe chạy luân phiên. Mỗi lái xe chạy 10 ngày. “Lượng khách đi lại ít, thu không đủ bù chi cho một chuyến chứ đừng nói là bù lỗ cho những ngày xe nằm không. Cứ chạy là lỗ, mà không chạy thì khách bỏ sang hãng khác. Lái xe và công nhân viên của doanh nghiệp phải nghỉ việc bớt”, ông Bằng nói. Giám đốc hãng Sao Việt đã tính đến việc bán xe để bớt gánh nặng song thời điểm này những xe giường nằm có “bán cũng không ai mua”.
Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc hãng xe Đất Cảng cho biết, khi dịch COVID-19 kết thúc, doanh nghiệp vận tải muốn phát triển bình thường trở lại phải mất 2 năm. Vì vậy, số doanh nghiệp tồn tại được rất ít. Doanh nghiệp đa số phải vay vốn. Giá trị tài sản là phương tiện xuống cấp và xuống giá, bán thanh lý không ai mua. Với doanh nghiệp có số đầu xe lớn, khả năng trả nợ rất khó.
Ông Hải cho biết, do khó khăn lại chịu nhiều gánh nặng trong suốt 2 năm qua, công ty vừa buộc phải bán 50 xe khách. “Nếu không bán, doanh nghiệp vẫn phải chịu các loại phí như phí đường bộ, bảo dưỡng... Giá bán rất rẻ, bởi hiện không ai có nhu cầu mua xe khách. Doanh nghiệp giữ lại 40 xe nhưng cũng trong cảnh đang đắp chiếu, vì không có khách đi. Vừa rồi chạy Hà Nội- Hải Phòng nhưng mỗi chuyến chỉ được vài khách. Nếu không chạy thì mất thương hiệu nhưng càng chạy càng lỗ. ông Hải nói.
Anh Nguyễn Dụng, lái xe tuyến TP Hồ Chí Minh- Đồng Tháp chia sẻ, bình thường hãng xe bên anh chạy 1 ngày 20 chuyến. Nhưng sang năm nay còn 7 chuyến/ngày. Tháng 11 vừa qua, tuyến xe khách hoạt động trở lại nhưng chỉ được 1 tháng, anh Dụng chỉ được nhà xe xếp lịch chạy luân phiên vì không có khách. “Trung bình một tháng tôi chạy 7 chuyến. Tính lương cơ bản và số chuyến, mỗi tháng tôi nhận được khoảng 5 triệu tiền lương, bằng một phần ba so với bình thường. Trong khi đó, giá cả hàng hoá ăn uống tại TPHCM ngày càng đắt đỏ nên tôi phải cố gắng chi tiêu để tồn tại”, anh Dụng nói.
Lái xe Vũ Hồng Duy, chạy tuyến Mỹ Đình- Tuyên Quang chia sẻ, càng về cuối năm, khách đi xe càng ít. Nhiều nhà xe mòn mỏi chờ khách. “Sáng sớm tôi đi từ Tuyên Quang xuống bến Mỹ Đình chỉ có 1 khách”, anh Duy nói. Anh Duy cũng ngậm ngùi vì thu nhập giảm nhiều.
Tiền phong