Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý gì khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay?
Hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa mặc dù đã được khôi phục trở lại nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- 01-04-2020Xuất khẩu hạt điều khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD do dịch Covid-19
- 31-03-2020Xuất khẩu thủy sản tháng 3/2020 giảm gần 20% do dịch Covid-19
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 05 tháng 02 năm 2020 về hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới và Công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2020 về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa qua biên giới, trong đó cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam - tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
Việc cho phép khôi phục lại hoạt động của các cửa khẩu biên giới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 224/CĐ-TTg và áp dụng thống nhất quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 829/BYT-MT đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản và trái cây tươi, qua biên giới phía Bắc, đồng thời vẫn đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa mặc dù đã được khôi phục trở lại, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu. Tính đến hết ngày 30 tháng 3 năm 2020, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.175 xe, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.086 xe, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít
Mới đây, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc đã thông báo đến các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn về việc không cho các lái xe là người từ một số tỉnh, thành phố, trước mắt gồm: TPHCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận giao, nhận hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc. Bởi đây là các tỉnh, thành phố đang phát sinh diễn biến phức tạp về dịch bệnh.
Tại các địa phương có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, Ủy ban nhân dân các tỉnh mặc dù đã sớm thiết lập quy trình "vùng đệm", sử dụng địa điểm thuộc khu vực cửa khẩu để làm khu vực cách ly, tuy nhiên, để triển khai xây dựng đội ngũ lái xe đủ lớn để thực hiện việc chuyển tiếp hàng hóa sang phía Trung Quốc giúp cho đội ngũ lái xe từ nội địa lên khu vực biên giới đang gặp khó khăn, chưa thể triển khai được một cách kịp thời.
Trong bối cảnh năng lực thông quan của các cửa khẩu biên giới đã được mở lại như hiện nay vẫn chưa được cải thiện nhiều, đồng thời phải áp dụng thêm các phương án kiểm soát nghiệm ngặt, phòng chống dịch bệnh trên phạm vi cả nước trong thời gian tới đây có khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc. Trong khi đó, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của ta sẽ tiếp tục vào thời điểm chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, nếu như lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa chắc chắn xảy ra trong thời gian tới.
Trước tình hình nêu trên, Cục Xuất nhập khẩu đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị.
Đồng thời, quán triệt mục tiêu "đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động; không vì sức ép giải tỏa ùn tắc, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch bệnh" trong suốt quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần vào công cuộc chung của cả nước trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19