Đời người có 2 đại kỵ tuyệt đối đừng xem thường, tiếc là nhiều người vẫn phạm phải, lãng phí cuộc đời mà không hề nhận ra
Đời người giống như bàn cờ, đã xuất cờ là không thể rút lại. Một bước sai, một phút bất cẩn, có thể hỏng cả ván cờ. Vì vậy, sống ở đời, cái gì nên thận trọng hãy thận trọng, đặc biệt phải tránh 2 đại kỵ này.
- 01-06-2023Cứng đơ như gỗ, chế biến nửa năm mới được, song nguyên liệu trường thọ có giá hơn 1 triệu đồng/kg này vẫn đắt khách
- 29-05-2023Tại sao Nhật Bản có thể bán được trái cây với mức giá "trên trời"? Không tự nhiên mà cặp dưa giá bằng cả chiếc ô tô, 250 triệu đồng/chùm nho
- 23-05-2023Tại sao Steve Jobs từng lái ô tô không biển số nhiều năm nhưng không bao giờ bị phạt? Bí mật nằm ở cách lách luật cực tốn kém của CEO Apple
Cuộc sống là những chuyến đi, hãy sống thật tốt và đừng để những điều nhỏ nhặt không đáng có làm cản trở bản thân. Nếu tránh được 2 đại kỵ sau, bạn có thể sống trong những năm tháng dài đằng đẵng của cuộc đời này một cách thảnh thơi, thoải mái và vô tư.
1. Hoạ từ miệng
Người xưa vẫn thường nói "Họa từ miệng mà ra", "Con người ta mất 2 năm để học nói nhưng mất cả đời để học im lặng". Tu khẩu đức thực ra là tu tính khí của bản thân. Khẩu đức có tốt, vận thế mới hanh thông, vận thế hanh thông mới không phải đi đường vòng, thành tựu nhờ đó mà có được một cách dễ dàng thuận lợi.
Ảnh minh hoạ
Trong cuốn "Mặc Tử" có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: "Nói nhiều có lợi không?".
Mặc Tử trả lời: "Ếch nhái kêu suốt ngày đêu, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.
Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi" .
Ví dụ mà Mặc Tử đưa ra đã nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống thực không nên nói nhiều. Những người biết nói chuyện, những người thông minh sẽ chỉ nói những lời thích hợp trong những lúc phù hợp.
Thứ mà con người thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Vì thế, lời nói một khi đã nói ra cần phải thận trọng. Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ. Cuồng ngôn cũng sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận... và dễ rước họa vào người.
Hãy ngẫm lại những lời mình đã nói và suy nghĩ thật kỹ cho những gì đang nói, đừng để những lời mình chuẩn bị nói ra khiến người khác mất hứng, khó chịu hay thậm chí là nổi giận, gây thù chuốc oán.
Đừng quên rằng, mỗi người chúng ta đều nên cân nhắc tới sức ảnh hưởng của lời nói. Mỗi một câu nói ra, dù tử tế hay ác độc cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời chính bạn.
2. Hoạ từ lòng tham
Ảnh minh hoạ
Cổ nhân thường nói: "Lòng tham giống như ngọn lửa, nếu không được dập tắt kịp thời sẽ cháy trụi cả cánh rừng; lòng tham cũng giống như nước, nếu không được khống chế kịp thời, nước mạnh thành cơn lũ và sẽ phá tan mọi thứ cản đường nó".
Trong cuộc sống, đại đa số chúng ta theo đuổi thành công và địa vị chỉ để đạt được danh tiếng và sự công nhận từ mọi người xung quanh. Điều này không có gì sai cả. Tuy nhiên, nhiều người lại đảo ngược thứ tự của những mục tiêu này. Trên thực tế, thành công nên lấy "tu dưỡng bản thân" làm mục tiêu trước nhất, chứ không phải danh vọng hay tiếng tăm.
Đừng nghĩ "càng nhiều càng tốt" lúc nào cũng đúng, chính điều này đã khiến nhiều người lầm đường lạc lối, thậm chí đi đến đường cùng, không thể quay đầu lại. Bạn biết đấy, tham vọng của con người là không đáy, nếu không kiểm soát thì chỉ có thể khiến lòng tham ngày càng lớn, cuối cùng nuốt chửng mọi thứ, kể cả chính chúng ta.
Giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc), nhà văn Yu Dan từng nói 99% người trên thế giới đều tham lam vì những khoản tiền nhỏ và chịu tổn thất lớn, trong khi những người chiến thắng thường đến từ 1% còn lại.
Không có gì miễn phí trên thế giới, tất cả món quà đều được hoàn trả bằng cách này hay cách khác. Không tìm kiếm lợi nhuận nhỏ, không tham lam là một loại tu luyện vì tương lai bản thân.
Tổ Quốc