Đón sai "sóng" Container, ông Trần Đình Long nói gì?
"Rất không may ngành tàu biển lại quay về cái giá trước Covid rồi nên container khó khăn, nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh thôi" - Ông Long nói.
- 24-03-2023Bất chấp "cơn lốc xoáy", Hòa Phát vẫn cố thủ ở top 1 công ty vật liệu xây dựng 2023, Vicostone và Viglacera thăng hạng vượt mặt Hoa Sen
- 23-03-2023Hòa Phát trước kế hoạch phát triển 10 khu công nghiệp và các đại đô thị 300-500ha: Mảng Bất động sản thu 2 đồng lãi 1 đồng, tỷ phú Long "một mình một ngựa" đi lượm đất tỉnh
- 22-03-2023Cách "xe lu" Hòa Phát đã ứng phó khi chịu cùng lúc 4 "cú đấm" từ thị trường: Thu hẹp quy mô vốn lưu động, hàng tồn kho bị ép quay nhanh hết cỡ
Cuối tháng 2.2021, Tập đoàn Hòa Phát công bố sẽ sản xuất container trong bối cảnh thế giới đang trong "cơn khát" container trầm trọng bởi Covid.
Dự án nhà máy vỏ container đặt tại B5, đường Đ, KCN Phú Mỹ II mở rộng, phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40feet. Modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm. Hòa Phát đã ký kết hợp đồng máy móc thiết bị với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới.
Trước đó, ông Trần Đình Long chia sẻ lý do sản xuất container cho biết, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm container trên thế giới rất lớn, trong khi 90% sản lượng sản xuất mặt hàng này thuộc về Trung Quốc. Trước tình trạng đó, Hòa Phát sở hữu ba yếu tố cơ bản nhất để sản xuất container và có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc.
Thứ nhất, Hòa Phát có nhà máy thép HRC và đã thử nghiệm thành công trong sản xuất container, bên cạnh đó, giá nhân công trong nước thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Thứ hai, giá thành điện của Việt Nam hiện nay cũng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và thế giới.
Thứ ba, do Covid-19, việc quay vòng và giải phóng các container rỗng đã đi vào bế tắc. Tình trạng này đã khiến ngành logistics toàn cầu và Việt Nam đối mặt với tình trạng khan hiếm container xuất khẩu. Theo báo cáo, giá thuê container liên tục tăng từ 2 đến 10 lần, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp phá sản.
Hòa Phát dự kiến khởi công nhà máy trong tháng 6/2021. Tuy nhiên do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, dự án chính thức được khởi công từ tháng 11/2021, chậm 5 tháng so với kế hoạch.
Trong báo cáo thường niên năm 2022, Hoà Phát cho biết sau hơn một năm xây dựng, giai đoạn 1 cơ bản đã thành hình, hiện Công ty CP Sản xuất container Hòa Phát đang hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị, dây chuyền công nghệ. Dự kiến, Nhà máy sẽ cho ra sản phẩm chính thức từ đầu quý II/2023.
Ngày 30/3, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Tại đại hội, ông Trần Đình Long chia sẻ, "Về container, hết tháng 4 sẽ hoàn thiện khâu cuối cùng. Đó là mặt hàng đặc thù, yêu cầu rất lớn về tiêu chuẩn chất lượng để được cấp chứng chỉ. Tháng 5, 6 sẽ hoàn thiện thủ tục lắp đặt, giấy chứng nhận và đi vào sản xuất thử.
Nhưng rất không may ngành tàu biển lại quay về cái giá trước Covid rồi nên container khó khăn, nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh thôi. Có thể giờ không tốt nhưng lâu dài sẽ tốt."
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- ĐHCĐ Vietnam Airlines: Mong muốn sớm được thông qua chủ trương tái cơ cấu gồm thoái vốn Skypec, phát hành thêm cổ phiếu
- Phát Đạt ước lãi 384 tỷ trong 6T2023, Danh Khôi đã trả nợ 870 tỷ và sẽ trả tiếp 1.500 tỷ
- ĐHCĐ Taseco Airs (AST): Lên kế hoạch lợi nhuận năm 2023 gấp 4 lần năm trước
- ĐHĐCĐ DIC Corp (DIG) lần 1 bất thành, vắng mặt cổ đông lớn Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát) nắm 5%
- Ông Lê Viết Hải lần đầu tiết lộ về những giao dịch cá nhân với HBC và bài học “xương máu” sau xung đột thượng tầng