MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đông Nam Á được ví là ‘ngôi nhà thứ 2’ của các thương hiệu Nhật Bản: Xe Toyota, Honda, Nissan chạy đầy đường, tương lai mọi người đều mặc quần áo Uniqlo

25-04-2023 - 09:40 AM | Tài chính quốc tế

Những công ty công nghiệp Nhật Bản, đặc biệt các nhà sản xuất xe ô tô đã biến Đông Nam Á thành “ngôi nhà thứ 2”.

Đông Nam Á được ví là ‘ngôi nhà thứ 2’ của các thương hiệu Nhật Bản: Xe Toyota, Honda, Nissan chạy đầy đường, tương lai mọi người đều mặc quần áo Uniqlo - Ảnh 1.

Đi bất kỳ thành phố nào ở Đông Nam Á, có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện thương mại của Nhật Bản ở khắp mọi nơi: Những chiếc xe hiệu Toyota, Honda và Nissan chạy khắp trên đường. Đây được cho là kết quả của nhiều thập kỷ thống trị thị trường trong khu vực. Hiện tại, tờ The Economist nhận định, nếu Fast Retailing – công ty mẹ của Uniqlo thành công, thì trong tương lai không xa tới đây, những tài xế của những chiếc xe chạy trên kể trên cũng sẽ mặc quần áo của hãng thời trang tới từ Nhật Bản.

Theo kết quả kinh doanh mới nhất của Fast Retailing thì lợi nhuận hoạt động của họ đạt 103 tỷ yên (760 triệu USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 2, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty này cũng đạt được những kết quả tốt khác: Cổ phiếu của công ty tăng 53% trong 12 tháng qua, biến đây trở thành cổ phiếu của 1 công ty lớn hoạt động tốt nhất ở Nhật Bản. Cổ phiếu công ty này hiện chỉ thấp hơn 10% so với mức cao nhất mọi thời đại lập được hồi tháng 2/2021. Và với vốn hoá thị trường 76 tỷ USD, Uniqlo hiện là tập đoàn lớn thứ 6 tại Nhật Bản.

Nhìn qua, Uniqlo là một câu chuyện khá phi thường về việc 1 hãng bán lẻ Nhật Bản thành công ở nước ngoài. Những đối thủ cạnh tranh chính của Fast Retailing như công ty mẹ của H&M và Zara đều có trụ ở ở Thuỵ Điển và Tây Ban Nha. Nhưng sự tăng trưởng của công ty ở nước ngoài được cho là làm theo xu hướng của các công ty công nghiệp và sản xuất của Nhật Bản cũng như các đối thủ ở châu Âu.

Những công ty công nghiệp Nhật Bản, đặc biệt các nhà sản xuất xe ô tô đã biến Đông Nam Á thành “ngôi nhà thứ 2” kể từ năm 1960 trở đi. Fast Retailing cũng đang đặc biệt mở rộng nhanh chóng tại châu Á – nơi doanh số bán hàng (ngoại trừ Nhật Bản và Trung Quốc ) tăng 71% trong 6 tháng tính tới cuối tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. Khu vực này hiện chiếm 16% doanh số toàn cầu của hãng, tăng từ mức 11% từ 1 năm trước.

Trong những năm 1960, sự tập trung của các công ty Nhật Bản hướng tới thăm dò dầu, nguồn cung nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất hàng hoá công nghiệp trong những quốc gia có chính sách thay thế nhập khẩu. Hiện tại, khu vực này đại diện cho một thị trường cực kỳ tiềm năng với Uniqlo thay vì chỉ là nơi để đặt nhà máy.

Với việc đân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, Fast Retailing đã sử dụng công nghệ và tự động hoá để thay thế công nhân, tương tự như những nhà sản xuất lớn khác trong nước. Keyency – một gã khổng lồ tự động hoá công nghiệp hiện là công ty niêm yết lớn thứ 2 ở Nhật Bản, trị giá 111 tỷ USD. Kể từ năm 2017, Uniqlo đã đính vào mọi món đồ bằng nhãn mác tự động hoá nhỏ - có thể quét tự động khi thanh toán.

Sự phụ thuộc vào tự động hoá gắn bó sâu sắc với hoạt động kinh doanh của công ty và chuỗi cung ứng. Hồi năm 2019, công ty này cùng với Mujin của Nhật Bản và Exotec Solutions của Pháp nhắm tới tự động hoá những công việc trong nhà kho. Vào năm 2018, tất cả cùng hợp tác với Daifuku – một công ty tự động hoá lớn hơn để giúp giảm lao động là con người tại các nhà máy ở Tokyo tới 90%.

Việc tiết kiệm kể trên không chỉ có lợi cho kết quả kinh doanh của công ty. Uniqlo đã tăng lương cho một số nhân viên tới 40% vào tháng 3 trong một nỗ lực biến mức lương của tập đoàn này tương đương với mốt số công ty toàn cầu trong cùng ngành. Mục đích cuối cùng là để thu hút nhân tài và để khung lương phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu trong tương lai. Việc tiết kiệm từ tự động hoá cũng sẽ cần thiết nếu công ty muốn tránh bị giảm biên lợi nhuận khi phải bơm tiền tăng lương cho người lao động.

Nguồn: The Economist

Theo Phương Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên