Động tác nhỏ ai cũng làm được, có tác dụng bổ thận, chữa đau lưng, ngừa đột quỵ
Kiễng gót chân chỉ là một động tác nhỏ nhưng lại là một phương pháp giữ gìn sức khỏe cổ xưa. Người trung niên và cao tuổi thường xuyên kiễng chân, sẽ bất ngờ với hiệu quả của nó mang lại.
- 27-12-2020Những loại trái cây giúp dân văn phòng chống lại bức xạ từ máy tính, bảo vệ mắt và sức khỏe
- 27-12-2020Giám đốc BV Đột quỵ: 80% trường hợp nhồi máu não có dấu hiệu này, biết sớm có thể cứu bạn khỏi đột quỵ
- 27-12-2020Thực phẩm giàu canxi số 1 không phải là sữa: Nghe tên 5 món được công nhận giàu canxi vượt trội đảm bảo bạn sẽ phải bất ngờ!
Đôi bàn chân chịu trọng lực toàn bộ cơ thể, giúp chúng ta đi lại hàng ngày. Bởi vậy từ thời xa xưa người dân đã ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối để giữ gìn đôi bàn chân khỏe mạnh. Trên thực tế bàn chân chứa rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các bộ phận trong cơ thể, do đó các chuyên gia Đông y cho rằng, biện pháp kiễng gót chân có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Kiễng gót chân là một bài tập aerobic tốt
Ảnh minh họa
Khi bạn kiễng chân lên, lượng máu bị ép ra mỗi khi cơ bắp chân hai bên co lại gần tương đương với lượng máu do tim đập ra. Nó không chỉ giữ cho nhịp tim của con người ở mức khoảng 150 nhịp/phút, để máu có thể cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch của con người, mà còn rèn luyện cơ bắp và mắt cá chân, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch và tăng cường sự ổn định của khớp cổ chân.
Hơn nữa, tập luyện kiễng gót chân còn có thể vận động chân tay và trí óc, loại bỏ các vấn đề mệt mỏi do não phải tập trung sử dụng trong thời gian dài, giảm hoa mắt chóng mặt. Điều quan trọng nhất là nó có thể tránh được tổn thương khớp gối, đây là bài tập tốt cho nhiều người cao tuổi mà khớp gối không được tốt lắm.
Ngoài ra, kiễng gót chân còn có nhiều tác dụng không ngờ:
1. Bổ thận khí
Ảnh minh họa
Những người thận khí yếu, thận dương không đủ thường có các triệu chứng như sợ lạnh, đau gót chân, chi dưới sưng tấy, có thể thực hiện bài tập kiễng gót chân thường xuyên để phát huy tác dụng bổ sung dương khí cho thận.
2. Phòng và điều trị chứng đau thắt lưng
Khi bị phong hàn, tà khách ẩm lạnh xâm nhập vào kinh lạc bàng quang, khí huyết không thông. Kích thích kinh mạch bàng quang bằng động tác kiễng gót chân có thể khai thông kinh lạc nhưng không gây đau đớn, đồng thời có thể ngăn ngừa đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ.
3. Phòng chống đột quỵ
Đột quỵ là chứng bệnh phổ biến thường gặp ở những người lớn tuổi, bệnh nhân mỡ máu, người thừa cân, béo phì, huyết áp… Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tình trạng thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém, hay gặp phải biểu hiện bị chóng mặt, ù tai, đau đầu sau gáy.
Nhằm ngăn ngừa chứng bệnh nguy hiểm này, người bệnh nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, bài tập kiễng gót chân có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu một cách hiệu quả mà bạn nên tham khảo và thực hiện thường xuyên liên tục để thấy được kết quả.
4. Ngừa tiểu kém
Nam giới đi tiểu khó, theo Tây y là bệnh về tuyến tiền liệt, thường gặp hơn là phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt. Theo quan điểm của Trung y, đó là do bàng quang khí hóa không thông. Bài tập kiễng gót chân là một mẹo nhỏ để điều trị bệnh tuyến tiền liệt.
Phương pháp tập luyện kiễng gót chân cụ thể:
1. Đứng kiễng gót chân
Ảnh minh họa
Giữ cơ thể đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai và hít thở sâu: Từ từ kiễng gót chân hết cơ giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, sau đó hạ từ từ gót chân chạm đất, lặp lại động tác từ 5 – 10 lần mỗi nhịp. Ngày tập từ 2 – 3 lần có thể là sáng sớm, cuối chiều hoặc trước khi đi ngủ.
2. Đi kiễng gót chân
Mỗi lần đi từ 30 đến 50 bước, nghỉ ngơi một lúc, sau đó lặp lại vài lần nữa tùy theo thể trạng của bạn, với tốc độ vừa phải, thoải mái.
3. Ngồi kiễng gót chân
Ngồi trên một chiếc ghễ, giữ cho đầu gối và đùi ngang với nhau, có thể đặt hai chai nước suối hoặc một vật nặng trên đùi để tập tạ, mỗi lần kiễng chân 30-50 lần, có thể tự điều chỉnh tốc độ.
Lời khuyên:
1. Khi thực hiện các bài tập kiễng gót chân, không dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ gây đau các đầu ngón chân. Nếu mới tập cảm thấy đau, đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi và ngâm chân bằng nước nóng, cơ thể sẽ hồi phục trở lại.
2. Ngoái ra những người ngồi nhiều, hay đứng lâu, tốt nhất nên thực hiện bài tập kiễng chân khoảng 30 phút để máu lưu thông trở lại chi dưới, khiến chi dưới không tê mỏi khi đứng, ngồi quá lâu.
Nguồn: Sohu
Phụ nữ Việt Nam