“Đột nhập” làng nghề làm thớt gỗ trứ danh ở miền Tây
Làng nghề truyền thống làm thớt gỗ nổi tiếng ở ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tồn tại hàng chục năm nay. Làng nghề cung cấp thớt khắp các tỉnh, thành ở ĐBSCL.
Để giúp các hộ làm thớt liên kết lại với nhau trong sản xuất và tiêu thụ, tháng 9-2017, chính quyền địa phương vận động thành lập "Tổ Hợp tác sản xuất và tiêu thụ thớt gỗ Định An" với 15 hộ tham gia, do bà Nguyễn Thị Thúy Muội làm tổ trưởng. "Trước đây, gia đình nào cũng sản xuất thớt gỗ nên mạnh ai nấy bán với nhiều giá khác nhau. Mục đích thành lập tổ hợp tác để các hộ thành viên thống nhất về giá, mở rộng thị trường tiêu thụ", bà Muội nói.
Gỗ làm thớt chủ yếu là cây mù u, me chua, xà cừ được các chủ cơ sở đi tìm mua khắp các tỉnh, thành ở ĐBSCL. Gỗ thớt sản xuất xong, bán giá từ 6.000 - 35.000 đồng/cái, trong đó thớt cây mù u có giá cao nhất.
Bà Muội cho biết làng nghề làm thớt gỗ tồn tại 3 đời trong gia đình bà. Làng nghề làm thớt giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với mức thu nhập khoảng 150.000 đồng/người/ngày.
Sau đây là một số hình ảnh về làng nghề sản xuất thớt gỗ ở xã Định An, huyện Lấp Vò:
Tổ Hợp tác sản xuất và tiêu thụ thớt gỗ Định An được thành lập vào tháng 9-2017
Gỗ dùng để làm thớt
Cưa gỗ ra thớt
Công đoạn làm tròn thớt bóng mặt
Làng nghề giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương
Mỗi lao động làm thớt có thu nhập khoảng 150.000 đồng/người/ngày
Người lao động