Đột quỵ giữa đêm khuya, thoát chết nhưng để lại di chứng nặng nề: Đặt ngay câu hỏi cho chuyên gia ĐH Y để biết về "GIỜ VÀNG" có thể cứu mạng trước tử thần
Chương trình livestream "NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ" sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 6, ngày 12/11/2021 trên chuyên trang Nhịp sống kinh tế, MXH Lotus, được phát lại fanpage CAFEF và website CAFEF.VN. Độc giả hãy nhanh tay gửi câu hỏi về cho các chuyên gia ĐH Y Hà Nội ngay từ bây giờ để nhận được giải đáp.
- 01-11-2021Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường
- 01-11-2021Cụ bà 109 tuổi nhưng da dẻ hồng hào, khỏe khoắn như tuổi 60: Bí quyết trường thọ không phải là tập thể dục nhiều mà là ăn 1 món ngon bổ này
- 01-11-2021Người ĐOẢN THỌ thường gặp 5 dấu hiệu này khi đi bộ, nếu bạn có trên 2 điều thì sức khoẻ đang đi xuống, cần đi khám ngay
Tối hôm đó, khi đang chuẩn bị đi ngủ, ông Vương (53 tuổi) bỗng ngất xỉu. Người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán là "nhồi máu não cấp tính", hay còn gọi là đột quỵ. Được các bác sĩ tận tình giúp đỡ, sau hơn hai giờ cấp cứu, ông Vương đã từ cõi chết trở về, nhưng lại để di chứng nặng nề - liệt tứ chi.
Những người thân trong gia đình cho biết, ông Vương có tiền sử bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao, thỉnh thoảng bị chóng mặt. Tuy nhiên, vì chủ quan nghĩ sức khỏe của bản thân vẫn còn tốt nên không uống thuốc và thăm khám đều đặn. Ngoài ra, ông thường đến nhà bạn để uống rượu, trò chuyện và hút thuốc sau bữa tối.
Sau khi phân tích, bác sĩ đưa ra kết luận cơn nhồi máu não đột ngột của ông Vương có liên quan đến các yếu tố như hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài, huyết áp cao, mỡ máu cao, ít vận động và ít uống nước. Nếu không kịp thời cấp cứu, có lẽ ông Vương khó mà giữ được tính mạng.
Đột quỵ não là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 thế giới nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, suy giảm chất lượng cuộc sống. Theo GS. Stephen Davis, Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Hơn 2 thập kỷ qua, gánh nặng của đột quỵ đã tăng 26%. Trên 80% trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - nơi đột quỵ được coi là một đại dịch.
3 – 6 giờ đầu tiên khi khởi phát cơ đột quỵ được coi là thời gian vàng để có thể cứu sống người bệnh. Sau 6 giờ vàng, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não thì nguy cơ tử vong rất cao, hoặc có hồi phục thì sẽ bị tàn phế nặng nề.
Nếu mọi người có kiến thức về các triệu chứng sớm của đột quỵ não và các xử trí đúng thì sẽ tận dụng tốt 6 giờ vàng trong đột quỵ để cứu sống người thân, bệnh nhân đột quỵ.
Để giúp mọi người có nhận thức về căn bệnh đột quỵ và cách xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ, chương trình "Chuyện khó có bác sĩ" tiếp theo sẽ có nội dung về chủ đề: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ.
Chương trình có sự tham gia của PGS.TS.BS HOÀNG BÙI HẢI, Phó giám đốc viện điều trị người bệnh COVID, Trưởng khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện ĐHY Hà Nội.
Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 6, ngày 12/11/2021, trên chuyên trang Nhịp sống kinh tế, MXH Lotus, được phát lại trên fanpage CAFEF và website CAFEF.VN. Ngay từ lúc này, quý độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.
Kính mời quý độc giả đón xem!