MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường

01-11-2021 - 12:10 PM | Sống

Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường

Trà và nước đun sôi là hai thứ đồ uống quen thuộc đối với người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng liều lượng hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Nước rất cần thiết cho sự sống. Nước tham gia vào toàn bộ quá trình trao đổi chất. Như chúng ta đã biết, nước chiếm từ 40 đến 70% cơ thể chúng ta và tham gia vào quá trình tiêu hóa cũng như nhiều hoạt động khác. Nói cách khác, nước tham gia vào toàn bộ quá trình trao đổi chất của cơ thể con người.

Mồ hôi của cơ thể con người. Nước tiểu chứa nhiều nước. Lý do uống nước thường xuyên là để duy trì sự cân bằng của cơ thể và duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Nếu cơ thể mất khoảng 20% ​​lượng nước trong thời gian ngắn, các cơ quan trong cơ thể sẽ suy yếu dần.

Tuy nhiên có câu hỏi đặt ra rằng: Uống trà hay nước đun sôi sẽ tốt hơn cho cơ thể? Sau đây là câu trả lời.

1. Tác dụng của trà đối với cơ thể

Trà có rất nhiều loại, như: trà đen, trà xanh và trà ướp hương. Trà có chứa caffeine, có thể giữ cho các tế bào não hoạt động và tỉnh táo, vì vậy nhiều người thích uống trà.

Uống trà rất tốt cho quá trình trao đổi chất và làm giảm mệt mỏi. Chất polyphenol trong trà có thể làm giảm huyết áp,  điều tiết lượng lipid trong máu. Chất flavonoid có thể làm giảm stress, giảm oxy hóa, viêm nhiễm, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, uống trà đúng cách còn góp phần kiểm soát cân nặng. 

Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

 Trà có tác dụng chống oxy hóa, chính vì vậy phụ nữ uống trà có thể giúp trì hoãn quá trình lão hóa tự nhiên. Nam giới uống trà thường xuyên cũng có nhiều lợi ích, một trong số đó là giải rượu nhanh hơn.

2. Tác dụng của nước lọc đối với cơ thể

Nước lọc không pha thêm bất cứ chất hóa học, phụ gia thực phẩm nào giúp cơ thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi và nước tiểu. 

Uống đủ nước có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và làm loãng nồng độ một số chất trong máu, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra, uống nước thường xuyên có thể chống táo bón rất hiệu quả. Đồng thời nước ấm còn có thể giúp giảm các triệu chứng đối với một số bệnh cảm cúm nhẹ và cảm lạnh.

Nước lọc an toàn và sạch sẽ, tuy nhiên bạn phải chú ý đến lượngg. Nếu uống quá nhiều nước cũng có thể làm tăng gánh nặng cho thận, suy giảm chức năng của thận.

3. Vậy tóm lại, thức uống nào nào tốt cho sức khỏe hơn, trà hay nước lọc?

Trên thực tế, không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này, bởi vì uống nước là một trong những việc chúng ta phải làm hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên kết hợp với uống thêm một ít trà mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sau đây là một vài gợi ý về cách uống nước tốt nhất cho sức khỏe.

Vì vậy, chúng ta không nên thay thế hoàn toàn nước bằng trà mà phải kết hợp sử dụng hai loại đồ uống này. Trà tuy tốt nhưng nếu sử dụng quá liều lượng, cơ thể sẽ sinh vấn đề.

Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

 4. Ba nguyên tắc uống nước tốt cho sức khỏe

1. Uống nước từ từ

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, mọi người đều muốn làm mọi việc nhanh chóng, khẩn trương để tiết kiệm thời gian, và tất nhiên, uống nước cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, uống nước quá nhanh có gây ảnh hưởng xấu. Một lượng nước lớn đi vào cơ thể trong thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, tim, gan, thận và các cơ quan khác, từ đó khiến chúng ta dễ gây đau đầu, phù nề, tăng huyết áp. 

Vì thế, chúng ta chỉ nên uống nước từ từ để cơ thể có thời gian tiếp nhận, thích nghi và điều khiển các bộ phận một cách hiệu quả nhất.

2. Uống lượng nước vừa phải

Uống quá nhiều nước không tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi ngày người lớn chỉ cần tiêu thụ trung bình 1500 đến 2500 ml nước. Vào mùa hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiều, có thể lượng nước này sẽ cao hơn, nhưng cũng không nên uống quá nhiều. Đặc biệt vào ban đêm, uống nhiều nước sẽ khiến thận phải tăng cường làm việc, có thể gây ra viêm thận.

3. Không uống nước chưa được đun sôi

Không nên uống nước chưa được đun sôi. Nước chưa đun có chứa vi sinh vật và vi khuẩn; chúng có thể xâm nhập vào cơ thể, từ đó các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng xấu.

Nước chưa đun sôi có thể chưa vi khuẩn, tạp chất gây ra viêm gan và một số bệnh truyền nhiễm. Chúng ta nên tránh dùng loại nước này.

Theo Abolouwang

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên