Đừng buồn nếu sếp từ chối, không có búa thì dùng giày mà đóng đinh thôi!
Chúng ta luôn mặc định tin rằng nếu có nhiều nguồn lực hơn thì chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Niềm tin này chỉ làm tăng sự lo lắng, trì hoãn hành động và làm mất tầm nhìn với những gì cần thực hiện.
- 27-04-20174 cách đơn giản để sếp nhìn nhận và đánh giá đúng thực lực của bạn trong công việc
- 26-04-2017Đây là kiểu sếp "gây ức chế" cho bất cứ ai là nhân viên và cách để bạn đối phó với họ
- 17-04-2017Đi làm muốn được đồng nghiệp yêu quý, sếp không “bắt bẻ”, hãy ghi nhớ 5 nguyên tắc này
- 13-04-2017Ra trường mới đi làm bị sếp mắng té tát, hãy ghi nhớ 4 điều quan trọng này
Cách đây vài năm tôi có ngồi trò chuyện cùng CEO của một công ty bán lẻ. Công ty này khởi đầu với một cửa hàng nhỏ, nhưng chỉ sau một thập kỷ, công ty đã phát triển được một chuỗi cửa hàng mạnh trên thị trường. Tôi đã hỏi Mike, CEO của công ty về bí mật cho sự phát triển nhanh chóng này. Câu trả lời của anh đã khiến tôi vô cùng sửng sốt: “Nói Không”.
Ông thường xuyên nói không, cho việc tuyển thêm nhân viên mới, tăng ngân sách tiếp thị hay mua thêm những trang thiết bị bổ sung.
Đa số chúng ta không thích bị nói “không”. Chúng ta coi đó là sự từ chối ý tưởng và chính chúng ta. Đó là một dấu hiệu cho việc công sức không được đánh giá cao và sự nghiệp đang bị đình trệ. Nhưng nhân viên của Mike lại học được rằng, việc sếp nói “không” sẽ giúp thúc đẩy họ đến gần mục tiêu hơn.
Chúng ta luôn mặc định tin rằng nếu có nhiều nguồn lực hơn thì chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Niềm tin này cũng đúng, nhưng chúng lại khiến ta sử dụng chưa hết sức sáng tạo và quyết tâm làm việc với những gì chúng ta có. Niềm tin rằng mình đang thiếu nguồn lực để đạt được mục tiêu chỉ làm tăng sự lo lắng, trì hoãn hành động và làm mất tầm nhìn với những gì cần thực hiện.
Vậy nên nếu lần sau đề xuất của bạn bị sếp từ chối, thay vì hoảng loạn, hãy thực hiện các bước sau:
Mong đợi nhiều hơn
Khi sếp từ chối một yêu cầu, chúng ta thường có 2 phản ứng tức thì. Đầu tiên, chúng ta nghĩ rằng họ không hiểu mức độ của vấn đề, nếu không, chúng ta sẽ được cung cấp đủ nguồn lực cần thiết. Thứ hai, chúng ra tự cho rằng mình sẽ thất bại: Không có thêm thời gian, chất lượng công việc sẽ ảnh hưởng. Nếu không có thêm nhân sự thì cần giới hạn lại phạm vi dự án. Nếu không có ngân sách tiếp thị lớn hơn thì doanh số sẽ giảm.
Khi bắt đầu cảm giác mình bị “đánh bại”, chúng ta bắt đầu giảm bớt nỗ lực của mình, dẫn đến một kết quả tiêu cực báo trước. Bạn hành động như thể bạn không có cách nào hoàn thành công việc với những gì đang có hiện tại. Đó là tương lai do chính bạn mặc định.
Nghiên cứu đã nhận thấy rằng người ta làm việc để đáp ứng mong muốn của chính họ và của người khác. Một câu từ chối của sếp như là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bị đánh giá thấp và dễ mất những kỳ vọng đó.
Thay vào đó, hãy đặt kỳ vọng cao hơn. Hãy suy nghĩ về việc làm việc chăm chỉ hơn, sử dụng sáng tạo những nguồn lực hiện có, hợp tác với người khác để giúp bạn hoàn thành công việc, mục tiêu bán hàng hay bất cứ mục tiêu nào khác. Một lời từ chối sẽ mang đến cho bạn cơ hội để khẳng định với người khác rằng bạn có những giải pháp sáng tạo mặc cho sự thiếu hụt nguồn lực.
Thử làm những điều mới mẻ
Chúng ta vẫn quen việc cần nhiều nguồn lực để làm nhiều việc hơn. Khi đã có đủ nguồn lực thì chúng ta chẳng cần sáng tạo trong việc sử dụng hay tối ưu hóa nữa. Nhưng khi những nguồn lực này biến mất, chúng ta hoàn toàn chưa có kỹ năng để tối ưu các nguồn lực thay thế.
Vì vậy, khi càng có nhiều kinh nghiệm bị sếp nói “không” thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để sáng tạo những giải pháp. Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta bị từ chối cung cấp tài nguyên, chúng ta sẽ cho mình cơ hội để thử những cách làm mới với tài nguyên sẵn có. Nếu không có búa, bạn có thể dùng giày để đóng đinh vào tường được mà.
Hãy di chuyển, dù bất kỳ hướng nào
Đừng phí thời gian lo lắng rằng mình đang thiếu cái này cái kia, hãy dành chính thời gian đó để bắt tay vào làm việc thực sự. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi bạn nghĩ rằng bạn đang làm sai hoặc không còn giá trị, bạn sẽ rơi vào bẫy suy nghĩ luẩn quẩn và thiếu sáng tạo. Bị những suy nghĩ tiêu cực cản trở, chúng ta sẽ lãng phí cơ hội để đạt được mục tiêu của mình.
Cách đơn giản để vượt qua cảm giác đe dọa khi bị sếp từ chối: Nghĩ về những gì bạn có. Hãy thử nghiệm với các nguồn lực. Khi bạn bắt đầu bắt tay vào thực hiện, mục tiêu sẽ đạt được dễ hàng hơn dù không có một kế hoạch hoàn chỉnh, một nhóm lý tưởng hay nguồn ngân sách tốt hơn.
Đừng để lời từ chối của sếp khiến bạn không đạt được mục tiêu. Hãy đương đầu và coi đó là cơ hội để nâng cao giá trị của những gì bạn có.
Trí thức trẻ