MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng coi thường ngộ độc hải sản: Nhiều trường hợp ngộ độc phải thở máy, độc tố nấu chín không diệt nổi

09-11-2020 - 14:54 PM | Sống

Theo TS BS Lê Quốc Hùng – mỗi năm ông tiếp nhận cả trăm ca ngộ độc hải sản và có nhiều ca nguy kịch phải thở máy. Điều đặc biệt, độc tố trong hải sản không thể diệt trừ ở nhiệt độ cao.

Ăn cá chình bị ngộ độc

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Phạm Minh Đ. (26 tuổi, trú tại xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) bị ngộ độc sau khi ăn cá chình bông. Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Trước đó, anh Đ. mua 4kg cá ở chợ gần nhà, chia một nửa cho người thân tại thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh). Số còn lại, anh làm món cá chình kho nước dừa và gọi một người bạn đến cùng thưởng thức. Sau khi ăn tối xong, anh Đạt bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tay chân tê cứng. Những người thân được anh cho cá cũng bị ngộ độc nên anh Đ. nhanh chóng vào viện cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết nhiều khả năng trong lòng cá chình có hàm lượng kim loại nặng cao, các loại thức ăn trong ruột của cá chình chưa được làm sạch nên độc tố vẫn còn đã khiến người dùng bị ngộ độc.

Cá chình biển thường ăn tảo đỏ benthic dinoflagelltes, hoặc rong biển ở tầng đáy và các rạn san hô. Giống tảo này có chứa chất cigutera rất độc, thấm vào máu và các thớ thịt, hoặc còn tồn đọng ở thành ruột, dễ gây ngộ độc.

Vì sao hải sản gây ngộ độc?

Theo bác sĩ Lê Thị Hải – nguyên bác sĩ tại Viện Dinh Dưỡng quốc gia ngộ độc hải sản không phải là hiếm gặp. Bác sĩ Hải cho biết hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng là một trong các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.

Ngoài ra, hải sản cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm.

Các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến thường bị nhiễm độc. Các loài cá to thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình… vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn.

Ngoài ra, một số loại hải sản có hàm lượng u rê cao có thể gây ngộ độc khiến người bệnh đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.

Đừng coi thường ngộ độc hải sản: Nhiều trường hợp ngộ độc phải thở máy, độc tố nấu chín không diệt nổi - Ảnh 1.

Ngộ độc hải sản

TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết ngộ độc hải sản là bệnh lý thường gặp. Hàng năm, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc hải sản, tuỳ vào các mùa trong năm. Trong đó có các trường hợp ngộ độc sau khi ăn ốc lạ. Nhiều trường hợp nặng, phải thở máy.

Theo TS Hùng trong ngộ độc hải sản có hai nhóm độc chất ngộ độc Tetrodotoxin và ngộ độc Xavitoxin. Những chất này chủ yếu dẫn tới triệu chứng tê môi, dị cảm xung quanh vùng hầu họng sau đó có thể biến chứng lại các cấp độ khác nhau.

Ngộ độc hải sản chia thành 4 cấp độ ngộ độc khác nhau.

Cấp độ 1: Tê bì môi, vùng miệng

Cấp độ 2: Nói khó, nuốt vướng

Cấp độ 3: Khó thở

Cấp độ 4: Tê phù xung quanh hầu họng, phù nề, bệnh nhân liệt cơ rất nhât nhất là liệt cơ hô hấp làm bệnh nhân ngưng thở dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

TS Hùng cho biết các độc chất trong hải sản không phá huỷ bằng nhiệt nên dù đã nấu chín bệnh nhân ăn vào vẫn ngộ độc. Vì thế cần nhận biết để loại bỏ các loại hải sản độc, ốc lạ, các sản phẩm lạ chúng ta không biết.

Đừng coi thường ngộ độc hải sản: Nhiều trường hợp ngộ độc phải thở máy, độc tố nấu chín không diệt nổi - Ảnh 2.

Ảnh một bệnh nhân bị ngộ độc hải sản

TS Hùng khuyến cáo khi gặp các triệu chứng ngộ độc, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, chất độc trong ốc lạ không có màu, không mùi, không vị nên không nhận biết được. Điều quan trọng là nếu người dân không nhận biết được loài nào là loài có độc, thì cần tuyệt đối tránh ăn các loại ốc lạ, sinh vật biển lạ.

Để phòng ngộ độc hải sản kể cả các loại hải sản thông thường cũng cần lưu ý sau:

Khi chọn mua hải sản phải mua loại tươi, không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.

Đối với các loại cá cần phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc. Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.

Theo N. Anh

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên