Duy trì thói quen này suốt 3 năm, người phụ nữ từ viêm chuyển sang ung thư dạ dày: Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi uống nước khiến bệnh tình nặng hơn
Nếu không cẩn thận, bạn có thể mắc phải sai lầm khi uống nước, khiến cơ thể gánh chịu nhiều bệnh lý nghiêm trọng như trong trường hợp của người phụ nữ này.
- 30-10-20213 thói quen nấu ăn vô tình nhưng độc ngang với thạch tín, có thể khiến cả gia đình bệnh tật liên miên, thậm chí mắc bệnh ung thư
- 30-10-2021Qua đời ở tuổi 32 vì ung thư vú, nữ tiến sĩ để lại nhật ký ghi rõ một thói quen gây bệnh mà hàng triệu người trẻ cũng đang mắc phải
- 30-10-20215 thói quen ăn uống dễ gây ung thư mà bạn cần sửa ngay trước khi quá muộn, điều nào cũng thấy rất quen
Tiểu Kim (32 tuổi) là chủ của một cửa hàng quần áo ở Trung Quốc. Vì tính chất công việc bận rộn nên cô thường ăn uống không điều độ. Cô rất thích ăn đồ cay nóng, đồ sống, đồ lạnh nên sau một thời gian đã bị viêm dạ dày .
Cô đi khám bác sĩ và được dặn dò nên thay đổi chế độ ăn uống hiện tại, cần uống nhiều nước ấm hơn. Để bệnh tình thuyên giảm và không chuyển biến nặng, không còn cách nào khác nên cô đành nghe theo lời bác sĩ dặn. Trước đây, cô không có thói quen uống nước thường xuyên, bây giờ vì bệnh dạ dày nên cô gấp rút mua một bình giữ nhiệt, tích cực uống nước nóng mỗi ngày. Sau vài tháng, tình trạng lạnh bụng và đau dạ dày thuyên giảm phần nào khiến cô rất vui mừng.
Sau khi bị đau dạ dày, Tiểu Kim rất thích cực uống nước nóng theo lời bác sĩ dặn. (Ảnh minh họa)
Trong nháy mắt, Tiểu Kim đã duy trì thói quen uống nước nóng được 3 năm. Cô không còn đau dạ dày nữa nhưng dạo gần đây bệnh lại tái phát, thậm chí xuất hiện cả phân đen. Nhận thấy có điều bất ổn trong cơ thể, cô vội vàng đến bệnh viện khám thì phát hiện mình bị ung thư dạ dày .
Cô hoảng hốt hỏi bác sĩ: "Tại sao lại có thể như vậy? Sao tôi lại bị ung thư dạ dày được cơ chứ".
Sau đó, bác sĩ giải thích nguyên nhân vì sao cô lại bị ung thư dạ dày: "Cô có tiền sử bị viêm dạ dày nhưng mấy năm nay không chú ý tới việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, thói quen uống nước quá nóng khiến cho bệnh viêm dạ dày tiến triển nặng hơn". Nghe tới đây, cô cảm thấy hối hận khi mình đã quá chủ quan với căn bệnh dạ dày này.
Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, vào mùa lạnh nhiều người có thói quen đun nước sôi để uống. Dạ dày có một lớp niêm mạc mỏng, nếu uống nước quá nóng sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc này nhưng nó sẽ tự phục hồi, 1 vài lần sẽ không sao. Tuy nhiên, khi ăn đồ cay nóng cùng với việc uống nước nóng thường xuyên sẽ đẩy nhanh tốc độ tổn thương của niêm mạc, khiến nó không thể tự phục hồi được nữa, từ đó, dễ dẫn tới viêm loét dạ dày rồi chuyển thành ung thư dạ dày.
Ngoài nước nóng, 3 thói quen sau cũng dễ khiến bệnh dạ dày trầm trọng hơn
1. Thường xuyên ăn đồ bên ngoài
Ngày nay, không khó để thấy có nhiều người trẻ vì bận rộn công việc không có thời gian nấu nướng nên chọn cách ăn ngoài ngày 3 bữa. Tất nhiên, việc ăn ở ngoài khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến họ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, khi bị nhiễm nó sẽ gây ra tình trạng như tăng axit dịch vị, hôi miệng và tổn thương niêm mạc dạ dày.
2. Ăn quá nhanh, quá nhiều
Đây là thói quen khiến cho lượng thức ăn tích tụ lại trong dạ dày quá nhiều, khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm. Điều này đương nhiên dẫn tới tình trạng dạ dày quá tải, bị tổn thương không có thời gian hồi phục, theo thời gian có thể dẫn tới ung thư.
3. Ăn lại đồ thừa để qua đêm thường xuyên
Thức ăn nếu hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dễ sinh ra các chất độc hại như kali sulfit, natri hydro sulfua, amoniac, có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của con người. Thói quen này còn làm tăng axit dạ dày, đầy bụng, chóng mặt. Trong trường hợp nặng còn khiến bệnh dạ dày chuyển biến nặng, gây ung thư.
Ngoài ra, thức ăn thừa nếu để qua đêm sẽ sinh ra nitrit, chất này có thể làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc dạ dày.
Khi bị bệnh dạ dày cần chú ý những gì?
Từ viêm loét dạ dày chuyển thành ung thư dạ dày thường cần quá trình phát triển trong nhiều năm. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ lây lan sang các cơ quan khác, xâm nhập vào các hạch bạch huyết và máu, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ung thư dạ dày nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện 5 dấu hiệu sau, lúc này bạn cần nhanh chóng bồi bổ và chú ý đến việc ăn uống của mình.
- Đau bụng thường xuyên.
- Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.
- Trào ngược axit, ợ chua, ợ hơi.
- Khó tiêu, phân bất thường.
- Sụt cân nhanh chóng.
Bệnh dạ dày rất phổ biến ở người trẻ hiện nay. Nếu không muốn căn bệnh này xuất hiện hoặc tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần chú ý những điều sau:
Ảnh minh họa.
- Duy trì một tâm trạng tốt
Tâm trạng không tốt như hay lo lắng, trầm cảm lâu ngày có thể làm tổn thương tới dạ dày. Việc duy trì một tâm trạng thoải mái, vui vẻ mỗi ngày có thể bảo vệ được dạ dày.
- Tích cực ăn những loại thực phẩm bồi bổ dạ dày
Bệnh dạ dày tiến triển nặng hơn phần lớn do thói quen ăn uống không đúng cách trong thời gian dài. Để bệnh thuyên giảm, bạn có thể tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như khoai mỡ, hạt sen, trà thảo dược, gừng, nghệ…
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu chất béo, đồ cay nóng, không uống rượu bia, uống nhiều nước hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cần hình thành thói quen tốt đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ bệnh tình của bản thân. Nếu có những tổn thương được phát hiện kịp thời, bạn cũng có thể ngăn ngừa được bệnh tiến triển nặng.
Nguồn: 163, Healthline
Trí thức trẻ