EU lộ điểm yếu trong cuộc đua quan trọng toàn cầu
Theo Euronews, trong cuộc chạy đua toàn cầu về nguyên liệu thô, EU đã nhận ra sự phụ thuộc nghiêm trọng của mình đối với nguồn cung bên ngoài.
- 12-08-2023'Đặt quá nhiều trứng vào giỏ Trung Quốc', EU đang mắc kẹt bất chấp nỗ lực giảm thiểu rủi ro
- 09-08-2023Nhận cú sốc từ năng lượng Nga, đầu tàu kinh tế EU lập tức trở thành "người ốm"
- 30-07-2023Cơn 'đau đầu' mới của EU
Gần đây là Trung Quốc, quốc gia đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại cần thiết để sản xuất chất bán dẫn.
Trước đó là Nga. Trước khi khủng hoảng năng lượng Nga-EU xảy ra, Nga đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu dầu thô của EU. Đánh giá thống kê năng lượng thế giới của tập đoàn BP cho biết, vào năm 2020, trong tổng số 260 triệu tấn dầu xuất khẩu của Nga, EU nhập khẩu 138 triệu tấn/260 triệu tấn dầu thô xuất khẩu của Nga.
Còn theo tính toán của các nhà phân tích tại tổ chức tư vấn Bruegel (Brussels, Bỉ), mỗi ngày EU phải trả cho Nga 450 triệu USD tiền dầu và 400 triệu USD tiền khí đốt tự nhiên.
Thách thức đa dạng hóa nguồn cung
Để tránh bị phụ thuộc, EU đã thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhưng điều đó cũng có nghĩa là EU phải tìm các nguồn nguyên liệu tương tự từ các quốc gia không tuân thủ các tiêu chuẩn giống nhau.
Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng (CRMA) của EU, được thông qua vào tháng 3 năm nay, quy định rằng các dự án chiến lược của EU nhằm mở rộng quy mô cung ứng phải được đánh giá dựa trên tất cả các khía cạnh của tính bền vững, như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội....
Nhưng nhiều quốc gia cung cấp nguồn cung cho EU không phù hợp với các giá trị của châu Âu.
Ngoài ra, EU lại gặp tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào mỗi quốc gia đơn lẻ đối với các nguyên liệu chính như Magie (Trung Quốc, 97%), Lithium (Chile, 97%), Iridi (Nam Phi, 93%) và Niobi (Brazil, 92%).
Nhu cầu toàn cầu nâng cao
Nhu cầu về nguyên liệu thô đang tăng mạnh khi các nước phát triển chạy đua số hóa và trung hòa cacbon. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có đủ nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nghĩa là các quốc gia phải mở rộng quy mô hoạt động khai thác, tinh chế và tái chế.
Vi dụ, theo Ủy ban châu Âu, đến năm 2050, nhu cầu toàn cầu về lithium và gali sẽ tăng lần lượt 89 lần và 17 lần.
Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng đặt mục tiêu cho Liên minh khai thác 10%, xử lý 40% và tái chế 15% mức tiêu thụ nguyên liệu thô hàng năm vào năm 2030.
Để đáp ứng các mục tiêu này và cạnh tranh trên trường toàn cầu, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU cần tăng tốc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nhưng cũng thừa nhận rằng tỷ lệ chi tiêu R&D (nghiên cứu và phát triển) toàn cầu của khối đã giảm 10% trong 20 năm qua .
Phụ nữ số