FED lỗ kỷ lục 114,3 tỷ USD trong năm vừa qua – mức chưa từng có trong lịch sử
Khoản thâm hụt này của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt nguồn từ nỗ lực kích thích kinh tế và sau đó là hạ nhiệt lạm phát.
- 12-01-2024Khác với dự đoán, một chỉ số kinh tế quan trọng bất ngờ giảm: Củng cố khả năng cắt giảm lãi suất của FED
- 12-01-2024‘Thiếu bằng chứng quyết định để FED cắt giảm lãi suất’: Hàng loạt quan chức lên tiếng sau dữ liệu lạm phát tháng 12
- 11-01-2024Mỹ công bố CPI tháng 12: Mức tăng cao nhất trong ba tháng, FED sẽ làm gì với lãi suất?
- 11-01-2024Thị trường lưu ý: Báo cáo lạm phát công bố tối nay 'có thể' thay đổi lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2024
Theo số liệu mới nhất, FED đã lỗ 114,3 tỷ USD trong năm ngoái, mức cao nhất trong lịch sử. Đây là hậu quả của chiến dịch hỗ trợ kinh tế giai đoạn 2020 và 2021 và sau đó là tăng lãi suất để chống lạm phát cao.
Khoản lỗ này đã làm tăng thâm hụt liên bang, vốn đã không nhỏ ở Mỹ. Và FED sẽ vẫn tiếp tục lỗ chừng nào lãi suất ngắn hạn vẫn ở gần mức hiện tại. Điều này có thể khiến FED trở thành tâm điểm của các cuộc tấn công chính trị, dù hiện tại chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy điều đó.
Hiện tại, FED đang phải trả nhiều tiền hơn cho trái phiếu Chính phủ, chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cũng như tiền gửi dự trữ của các ngân hàng. Đó là hậu quả của quá trình tăng lãi từ 0 lên tới hơn 5% chỉ trong hơn 1 năm – mức tăng mạnh nhất 2 thập kỷ qua của FED.
Tuy nhiên, các khoản lỗ này không ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của FED và họ cũng không cần phải yêu cầu tới sự hỗ trợ của Bộ Tài chính. Không giống các cơ quan liên bang, FED không cần tới Quốc hội Mỹ để bù đắp các khoản lỗ. Thay vào đó, FED đã tạo ra một IOU vào năm 2022. Cái gọi là “các tài sản trả chậm” này xuất hiện trên bảng cân đối kế toán bằng đúng giá trị khoản lỗ.
FED hầu như luôn có lãi nhưng Luật pháp yêu cầu cơ quan này phải gửi các khoản lãi đó cho Bộ Tài chính sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khi lãi chuyển thành lỗ vào năm 2022, thâm hụt liên bang Mỹ đã hơn hơn một chút so với lẽ ra.
Tham khảo: WSJ
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Thị trường ‘nín thở’ chờ cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này: Câu hỏi gây tranh cãi về quyết định cắt giảm lãi suất sẽ sớm sáng tỏ
- Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất khẩn cấp’: 5 chuyên gia thị trường đồng loạt lên tiếng phân tích giữa đồn đoán
- Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
- Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có sự kết hợp hiếm có trong lịch sử: Thêm vài tháng Fed ‘án binh bất động’ sẽ không đáng kể?