MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Financial Times: Đây là lý do Tổng thống Trump không nên lo ngại về thâm hụt thương mại với Việt Nam

Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm khoảng 12% trong năm nay, nhưng vẫn cao gấp 7 lần so với Việt Nam.

Tăng trưởng xuất khẩu trên toàn châu Á đã chậm lại trong năm nay, với bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung liên tục leo thang và tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày một trì trệ. Nhưng có thể nói, Việt Nam là một ngoại lệ. 

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, mặc dù chậm hơn so với năm trước. Các mặt hàng như điện thoại, máy tính và thiết bị điện tử, đều đã ghi nhận sự tăng trưởng và xuất khẩu mạnh sang Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. 

Tuy nhiên, cho dù năng lực xuất khẩu tăng khá ổn định trong thập kỷ qua, Việt Nam vẫn chỉ chiếm chưa đến 3% nhập khẩu của Mỹ, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của Trung Quốc. Lo lắng về việc hàng hóa Trung Quốc tuồn sang Việt Nam để tránh thuế quan là mối quan tâm chính đáng của phía Mỹ mà Việt Nam đã cam kết giải quyết. 

Nhưng vì một số lý do sau đây, Mỹ không nên lo ngại về thâm hụt thương mại với Việt Nam. 

Thứ nhất, khả năng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc tránh được thuế quan của Mỹ thông qua Việt Nam là rất hạn chế, bởi sự khác biệt lớn về quy mô xuất khẩu. Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc giảm khoảng 12% trong năm nay, nhưng vẫn cao gấp 7 lần so với Việt Nam. 

Bên cạnh đó, việc tăng xuất khẩu của Việt Nam chưa hẳn đã liên quan đến Trung Quốc, bằng chứng là cũng có sự không đồng nhất về thời điểm hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế và việc tăng xuất khẩu của Việt Nam. Báo chí từ lâu đã nói rất nhiều về sự gia tăng mạnh trong xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam sang Mỹ. Song, điện thoại di động đến tận ngày 15/12 mới chịu thuế quan của Hoa Kỳ.

Financial Times: Đây là lý do Tổng thống Trump không nên lo ngại về thâm hụt thương mại với Việt Nam - Ảnh 1.

Thứ hai, sự tăng vọt gần đây trong xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam cũng gặp phải vấn đề quy mô. Trung Quốc ngày càng xuất khẩu nhiều máy tính và linh kiện điện sang Việt Nam, nhưng con số vẫn lớn hơn rất nhiều so với lượng xuất khẩu tăng lên của hàng Việt Nam xuất sang Mỹ.

Cũng phải xét đến bối cảnh, Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế rất nhanh và hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á trong thập kỷ qua. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh và tương đối ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu. 

Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được cải thiện và nguồn lao động dồi dào ngày càng được nâng cao trình độ. Việt Nam cũng đã ký một số thỏa thuận thương mại để thúc đẩy mô hình tăng trưởng dẫn đầu xuất khẩu. 

Các nhà sản xuất rời đi một phần nữa vì bản thân động lực tăng trưởng nội bộ ở Trung Quốc cũng đã có vấn đề. Tiền lương tăng đã làm xói mòn khả năng cạnh tranh của sản xuất Trung Quốc, và các công ty đa quốc gia đang có xu hướng xem xét bổ sung năng lực ở nơi khác để đa phương hóa sản xuất. 

Nếu Tổng thống Trump muốn giảm thâm hụt thương mại tối đa bằng cách đánh thuế, thì Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất mà ông phải lo ngại. Hiện nay, trong top các quốc gia xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ, Việt Nam mới chỉ đứng thứ 7. Trên Việt Nam, ngoài Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu ra, còn có Mexico (2), Canada (3), Nhật Bản (4), Đức (5), Hàn Quốc (6).

Hoàng An

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên