FLC Faros đã giải trình như thế nào về các khoản ủy thác đầu tư?
Tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi, liên tục 18 lần - các khoản ủy thác đầu tư của FLC Faros vẫn được niêm yết “trót lọt”.
- 27-02-2024Công ty then chốt trong vụ án Trịnh Văn Quyết lừa đảo 3.600 tỷ : Từ tăng vốn ảo thành DN vốn hóa 100.000 tỷ lớn thứ 6 sàn chứng khoán, vượt trên cả BIDV, Vietinbank, Masan
- 27-02-2024Lương 6-10 triệu đồng/tháng đột nhiên được 'cho' hàng trăm tỷ đồng: Lái xe, nhân viên của Trịnh Văn Quyết cho mượn tên, ký khống, bị khởi tố
- 26-02-2024Nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo thế nào?
Nội dung chính:
- Bản cáo bạch của FLC Faros chỉ rõ trước khi niêm yết, công ty liên tục rút tiền ra dưới dạng ủy thác đầu tư, ngay sau khi góp vốn.
- Công ty giải trình việc ủy thác đầu tư là theo kế hoạch đã xây dựng, không có rủi ro, mang lại cơ hội tiếp cận các đối tác mới.
- Các lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã nhận thấy dấu hiệu bất thường của FLC Faros nhưng vẫn ký quyết định chấp thuận niêm yết cho công ty này.
FLC Faros - công ty thuộc hệ sinh thái FLC của ông Trịnh Văn Quyết đã niêm yết vào tháng 8/2016.
Bản cáo bạch trước niêm yết của FLC Faros cho biết trong nửa cuối tháng 12/2015 đến đầu năm 2016, có ba cổ đông đã góp vốn vào FLC Faros tổng giá trị gần 463 tỷ đồng. “Các khoản vốn góp này sau đó đã dược chuyển đi theo các hợp đồng ủy thác đầu tư. Tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi, liên tục 18 lần. Các lênh chuyển tiền đến và đi cho bên nhận ủy thách đều thực hiện trong cùng ngày 8/1/2016” - bản cáo bạch cho biết.
Cũng trong bản cáo bạch, FLC Faros cho biết việc ủy thác đầu tư được thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng trước đó. Các đối tác được công ty lựa chọn là những tổ chức, cá nhân uy tín và có quan hệ lâu dài với công ty, do đó không có rủi ro, khả năng sinh lời cao, tạo cơ hội kinh doanh mới trong tương lai…
Trên thực tế, đây không phải số tiền ủy thác duy nhất của FLC Faros trong thời gian đó.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán, tính đến cuối năm 2015, FLC Faros ủy thác đầu tư cho các tổ chức, cá nhân với số tiền trên 3.300 tỷ đồng. Một số cá nhân trong danh sách này đã bị đề nghị truy tố.
Cũng theo báo cáo này, FLC Faros có 14 cổ đông cá nhân góp vốn tổng cộng 3.037 tỷ đồng, nhưng không có ông Trịnh Văn Quyết. Một số cá nhân trong danh sách góp vốn này cũng đã bị đề nghị truy tố.
Bản Kết luận điều tra vụ án tại FLC Faros cho biết, sau khi nhận được hồ sơ niêm yết của công ty, ông Trần Đắc Sinh - khi đó là Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) - biết báo cáo của công ty không phù hợp vì lưu ý lớn, không đủ cơ sở để xác định số vốn đã thực góp.
Ông Lê Hải Trà (khi đó là Ủy viên HĐQT và là thành viên độc lập Hội đồng niêm yết HoSE) - trong quá trình thẩm định hồ sơ, đã hai lần hội ý, thảo luận với Hội đồng niêm yết HoSE, đều thống nhất FLC Faros chưa đủ điều kiện niêm yết, yêu cầu công ty giải trình.
Báo cáo giải trình của FLC Faros được gửi vào sáng 22/8/2016, nhưng đến 11h cùng ngày, Hội đồng niêm yết, có ông Lê Hải Trà tham dự, đã đưa ra kết luận “đồng ý với các nội dung giải trình” của FLC Faros, đồng thời nhất trí hồ sơ và điều kiện niêm yết của công ty.
Theo quy chế hoạt động của HĐQT và Hội đồng niêm yết HoSE, việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu không thuộc thẩm quyền của HĐQT, nhưng ngay cả khi FLC Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, ngày 16/8/2016, ông Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo yêu cầu Hội đồng niêm yết phải báo cáo kết quả thẩm định trong cuộc họp giao ban ngày 23/8 - tức sau khi FLC Faros gửi giải trình đúng 1 ngày.
Trước đó, ông Sinh cũng nhiều lần trực tiếp chỉ đạo ông Lê Hải Trà và các thành viên Hội đồng niêm yết tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu FLC Faros.
Nhịp sống thị trường