Forbes: Quốc gia này hưởng lợi lớn từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, là đồng minh thân cận của Mỹ
Tận dụng cơ hội từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Nhật Bản đã đạt được những kết quả tích cực.
- 28-02-2024Nhà phát triển BĐS tư nhân lớn nhất Trung Quốc đối mặt đơn kiện phá sản, khó chồng khó
- 28-02-2024Cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt, Washington kêu gọi đồng minh chọn phe, tránh thành 'món ăn' của người khác
- 28-02-2024Từng gây bão toàn cầu với Nokia, Ericsson, thời hoàng kim của ngành công nghệ châu Âu giờ chỉ còn là dĩ vãng, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa: Vì đâu nên nỗi?
Bài viết thể hiện quan điểm của Milton Ezrati – nhà tư vấn chiến lược kinh tế và đầu tư tại công ty truyền thông Vested có trụ sở tại New York, đồng thời là cây viết đóng góp cho tờ The National Interest.
Nhật Bản vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ, không chỉ về mặt quân sự mà còn trong nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nỗ lực thống nhất các nước G-7 nhằm phá vỡ thế gần như độc quyền của Trung Quốc về đất hiếm. Nhật Bản cũng đã cùng với Washington thực hiện một số lệnh cấm giao dịch công nghệ với Trung Quốc.
Thế nhưng, số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp Nhật Bản đã đạt được những kết quả tích cực khi tận dụng cơ hội từ xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Đáng chú ý nhất là những con số xuất khẩu. Theo cơ quan thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của quốc gia này đã tăng mạnh. Vào tháng 1, kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 16% so với cùng kỳ năm trước lên 7,33 nghìn tỷ yên (48,9 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gần 16% so với tháng 1/2023, dẫn đầu là chip máy tính, linh kiện bán dẫn, thiết bị, máy móc vận tải. Trong số này, có nhiều sản phẩm mà Mỹ đã quyết định ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nhật Bản đã nhượng bộ trước áp lực từ Washington nhằm hạn chế bán công nghệ cho Trung Quốc. Trong Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương (sửa đổi), Tokyo đã cấm xuất khẩu khoảng 23 mặt hàng sản xuất chip, bao gồm nhiều công nghệ cần thiết để sản xuất chip tiên tiến, bao gồm thiết bị làm sạch, giám sát và in thạch bản.
Nhưng dữ liệu cho thấy Nhật Bản dường như chưa tích cực thực hiện lời hứa. Phần lớn công nghệ Nhật Bản rõ ràng đang hướng tới Trung Quốc. Một cuộc khảo sát gần đây do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc thực hiện cho thấy hơn một nửa số công ty được khảo sát đã tăng hoặc duy trì đầu tư vào Trung Quốc trong năm qua. Rõ ràng, doanh nghiệp Nhật Bản đã nhìn thấy và đang tận dụng cơ hội từ chia rẽ Mỹ-Trung.
Thêm vào đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng cho thấy sản xuất của Nhật Bản đang thay thế cho những gì Trung Quốc từng xuất khẩu sang Mỹ. Tất nhiên, chỉ có Nhật Bản mới có thể tiến xa về mặt này. Nhật Bản không sản xuất nhiều hàng hóa thâm dụng lao động và giá trị thấp mà Mỹ thường nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhật Bản cũng không sở hữu nhiều hoạt động lắp ráp mà các công ty như Apple duy trì ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ thực tế là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Nhật Bản.
Các nhà sản xuất của nước này đã cố gắng thay thế các sản phẩm của Trung Quốc mà Mỹ hạn chế bằng mức thuế cao hoặc các chính sách loại trừ khác, hay kể cả là nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp Mỹ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ gây áp lực buộc Nhật Bản phải rút lui khỏi cơ hội này. Điều đó có thể chưa đến. Bất kể công nghệ nào Nhật Bản sẵn sàng bán ở Trung Quốc đều cản trở nỗ lực của Washington nhằm hạn chế các sản phẩm và công nghệ tiên tiến của Trung Quốc. Trong khi đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều được hưởng lợi từ sự tổn thất của doanh nghiệp Mỹ.
Tham khảo: Forbes
Nhịp Sống Thị Trường