Gã khổng lồ chip lớn nhất của siêu cường châu Âu đang tích cực săn đón nhân tài tại Việt Nam, Ấn Độ

Khu vực Nam và Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ và bán dẫn của thế giới.
- 26-01-2024Điều gì đang xảy ra với gã khổng lồ xe điện nước Mỹ khi vốn hóa bốc hơi 80 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, giá trị cổ phiếu bị bán khống lên đến 3,45 tỷ USD kể từ đầu năm
- 26-01-2024Toàn bộ tài sản của người giàu nhất Ukraine tại Nga “bốc hơi”
- 26-01-2024Trung Quốc: Bảng quảng cáo khổng lồ giữa trung tâm thành phố là 'cầu vượt' vươn tới quyền lực quan tham
Hãng sản xuất chip hàng đầu châu Âu Infineon đang chạy đua để thuê thêm lao động lành nghề ở khu vực Nam và Đông Nam Á khi các địa điểm này ngày càng trở nên quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ và bán dẫn của thế giới.
Chủ tịch và giám đốc điều hành khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất nước Đức là Chua Chee Seong nói với Nikkei Asia rằng Infineon đang tuyển dụng thêm nhân viên ở Ấn Độ và mở rộng đội ngũ nhân lực tại văn phòng mới ở Việt Nam lên đến hàng trăm kỹ sư.

Infineon Technologies ra mắt trung tâm phát triển chip ở Hà Nội vào ngày 31/5/2023
“Tôi nghĩ tầm quan trọng của Đông Nam Á và Nam Á trên khía cạnh về nhân tài chip và chuỗi cung ứng chip sẽ chỉ có tăng lên trong những năm tới. Khu vực này tương đối trung lập trong môi trường địa chính trị năng động, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động hiệu quả”, ông Chua nói.
Ông cho biết tầm quan trọng của Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng. Infineon đã tuyển dụng 2.000 kỹ sư thiết kế chip và phát triển phần mềm từ Ấn Độ. “Chúng tôi nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc săn lùng nhân tài ở Ấn Độ khi các khoản đầu tư đang đổ vào. Vì vậy, chúng tôi phải tìm kiếm các địa điểm mới ở Ấn Độ để mở văn phòng”, vị lãnh đạo của Infineon cho biết.
Cuộc chiến giành nhân tài chip đang nóng lên ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Các nhà sản xuất chip và các công ty công nghệ khác tăng cường sự hiện diện trong khu vực với mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc và tăng cường khả năng phục hồi.
Ấn Độ đã thu hút những ông lớn, bao gồm Intel, Qualcomm, AMD, Application Materials và Micron, trong khi các nhà cung ứng hàng đầu của Apple là Foxconn và Pegatron đang tăng cường sản xuất iPhone ở Ấn Độ.
Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm quan trọng cho các nhà phát triển chip khi hãng sản xuất phần mềm thiết kế chip hàng đầu của Mỹ là Synopsys đã thành lập một đội ngũ nghiên cứu và phát triển (R&D) gồm 600 người tại đây.
Các hãng phát triển chip hàng đầu của Mỹ là Nvidia và Marvell cũng đang mở rộng đội ngũ kỹ sư của mình tại Việt Nam.
Vincent Chang, giám đốc điều hành khu vực Châu Á và xuyên lục địa tại Advantech – hãng nhà sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới, nói với Nikkei Asia rằng doanh thu của công ty ở Đông Nam Á đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 và ông kỳ vọng khu vực này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Theo Nikkei, Malaysia và Singapore cũng được hưởng lợi từ sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng khi đầu tư nước ngoài đổ vào.
Ông Chang cho biết: “Chúng tôi đã khảo sát khu vực Đông Nam Á và nhận thấy rằng Malaysia hiện rất lý tưởng để mở rộng thực hiện công việc tích hợp hệ thống cho các doanh nghiệp trong toàn khu vực. Chúng tôi có mặt ở đây vì có các kỹ sư chất lượng cao chứ không phải lao động giá rẻ”.
Ông Chua của Infineon nhận định Singapore đóng một vai trò rất nổi bật ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Tất cả các tấm wafer từ các nhà sản xuất theo hợp đồng của chúng tôi, chẳng hạn như TSMC, sẽ đến Singapore trước tiên và sau đó sẽ được gửi đến các đơn vị lắp ráp và đóng gói chip khác.”
Giữa năm 2023, Infineon thông báo thành lập trung tâm phát triển chip điện tử ở Hà Nội, với quy mô khoảng 25 chuyên gia kỹ thuật vào cuối năm. Đội ngũ này phụ trách việc kiểm thử và tùy chỉnh mạch kỹ thuật số, mạch tín hiệu analog, tích hợp, hỗ trợ ứng dụng lái xe tự động, giám sát và cân bằng pin, cũng như nghiên cứu về chip vi điều khiển cho ứng dụng ôtô.
Theo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng