Gần 900 ngàn tỷ Nhà nước 'mắc kẹt' ở ngân hàng, khơi thông cách nào?
"Mổ xẻ" gần 900 ngàn tỷ đồng ngân sách đang "nằm yên" trong ngân hàng cho thấy lỗi của sự chậm trễ trong giải ngân đầu tư công đến từ nhiều phía. Điều cần làm lúc này là "khơi thông" ách tắc thúc giải ngân tạo động lực mạnh phát triển kinh tế. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia về tài chính đã chia sẻ với PV Tiền Phong xung quanh các giải pháp này.
- 07-11-2022Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Thanh khoản hệ thống vẫn tốt và có dư thừa
- 07-11-2022Những ngân hàng nào đang có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất?
- 07-11-2022Những sự kiện quan trọng sẽ tác động tới các thị trường tài chính tuần này
-
Giá vàng thế giới có thể sẽ hạ nhiệt ngay sau sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 do các nhà đầu tư có xu hướng bán vàng ra để lấy tiền đầu tư, sản xuất
-
Việc các ngân hàng lớn hạ thấp lãi suất huy động cũng phù hợp với mức độ lạm phát và mất giá của đồng tiền Việt Nam hiện nay
Dư luận đã bất ngờ trước thông tin Bộ Tài chính mới đây vừa công bố đang có khoảng 900.000 tỷ đồng vốn ngân sách do chậm giải ngân đang "nằm yên" ở 4 ngân hàng thương mại lớn. Trong đó, có 600.000 tỷ đồng vốn gửi không kỳ hạn. Theo ông, đâu là lí do tồn lại số lượng vốn lớn như trên?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh
Nguyên nhân chính là giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đang chậm kỷ lục. Để hiểu rõ cần mổ xẻ kỹ vấn đề như sau: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 có những đặc tính khác biệt so với năm trước đó. Từ tháng 2/2022, dịch COVID-19 bùng phát căng thẳng, chiến sự Nga - Ukraine khiến giá xăng dầu tăng cao. Hàng loạt mặt hàng khác liên tục tăng giá như: sắt thép, vật liệu xây dựng, giá lương thực, thực phẩm đến thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu…
Từ đầu năm tới cuối tháng 6/2022, giá nguyên vật liệu tăng tới hơn 40% trong khi đó tổng vốn đầu tư đã được phê duyệt với mặt bằng giá trước đó. Giá tăng quá cao khiến các nhà thầu "đứng hình" bởi càng thi công càng thua lỗ do giá nguyên vật liệu tăng quá cao, tăng liên tục khiến các bộ, ngành không điều chỉnh chính sách kịp.
Chính diễn biến "thần tốc" về giá này đã khiến giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt hơn 10%, đến tháng 8 đạt khoảng 29,7% và đạt khoảng 36,8% vào tháng 9/2022. Sau đó, Thủ tướng phải liên tục họp "ốp" các địa phương giải ngân nhanh vốn đầu tư công. Lúc đó, chính các địa phương mới ban hành dự toán giá nguyên vật liệu để các dự án đầu tư công tiếp tục thi công trở lại.
Hiên tại, tình hình đang thay đổi và chuyển biến rất tích cực. Bắt đầu từ tháng 9/2022 đến nay, tốc độ giải ngân đầu tư công đang tăng mạnh trở lại. Nếu duy trì tốc độ tăng giải ngân như hiện nay và không xảy ra vấn đề đột xuất, theo tính toán của chúng tôi, năm 2022 giải ngân vốn đầu tư công có thể đạt 95-98% kế hoạch.
Nhưng dư luận cũng đang đặt câu hỏi, vì sao Bộ Tài chính hay Kho bạc Nhà nước không linh hoạt tiền gửi bởi 600.000 tỷ gửi lãi suất không kỳ hạn là con số bất cứ nhà băng nào cũng nằm mơ?
Dự án đường sắt Nhổn – ga Hà Nội chậm tiến độ. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Nguyên tắc làm việc, sử dụng ngân sách nhà nước có những điểm khác biệt. Đơn cử, khi Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước phải được chuẩn bị sẵn sàng để giải ngân. Từ năm 2021, Bộ Tài chính quyết liệt chỉ đạo đơn vị trực thuộc chuẩn bị vốn và Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ phải giải ngân kịp thời với dự án được chủ đầu tư hoàn thành khối lượng, hồ sơ nghiệm thu. Thậm chí, có thời điểm để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ, Kho bạc Nhà nước còn giải ngân theo khối lượng báo cáo của đơn vị trên hệ thống internet và hậu kiểm.
Theo dự toán chi ngân sách năm 2022, tổng chi ngân sách nhà nước 1,78 triệu tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số chi ngân sách đạt 60,9% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển được giao 542,1 nghìn tỷ đồng và chỉ đạt 46,7% kế hoạch. Khoản chi trả nợ lãi, dự toán chi 103,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện chi 9 tháng bằng 70% dự toán. Dự toán chi thường xuyên 1,1 triệu tỷ đồng; thực hiện chi 9 tháng bằng 68,3% dự toán. Dù gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp đã và đang phục hồi tốt và thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng trưởng GDP. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế thời gian qua, vốn chuẩn bị sẵn nhưng khối lượng thực hiện chậm, khiến 900.000 tỷ đồng "đọng" ở ngân hàng chưa được giải ngân. Về nguyên tắc, Bộ Tài chính phải gửi vào ngân hàng thương mại nhà nước theo đúng quy định (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank). 600.000 tỷ đồng chuẩn bị sẵn để giải ngân bất cứ khi nào, nên về Bộ Tài chính cũng phải chấp nhận linh hoạt gửi theo hình thức không kỳ hạn với lãi suất thấp chứ không thể gửi có kỳ hạn.
Giải ngân chậm, lỗi của ai?
Một số bộ, ngành, địa phương vừa rồi cũng xin trả lại vốn, như vậy, không thể nói rằng họ "vô can". Theo ông việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, trách nhiệm của bộ ngành, địa phương nên được xem xét thế nào?
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công có trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương. Đầu tiên là trong việc phân bổ vốn. Vốn phân bổ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phân bổ từ cuối năm 2021 nhưng gói 100.000 tỷ đồng trong Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội bị phân bổ chậm, tới tháng 8/2022 mới hoàn thành phân bổ.
Mặc dù vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2022 được phân bổ từ cuối năm 2021 nhưng địa phương không phân bổ cho chủ đầu tư, dự án và xảy ra tình trạng bộ ngành trả lại vốn đầu tư công vào tháng 7/2021. Việc trả lại vốn đầu tư công của bộ, ngành, địa phương khiến chậm giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, thực tế có mặt tích cực là bộ ngành, địa phương cảm thấy giải ngân không hiệu quả, thực hiện sẽ gây ra tác dụng phụ.
Vốn ngân sách chưa tiêu hết nhưng Bộ Tài chính vẫn huy động qua các kênh như trái phiếu Chính phủ, ông đánh giá sao về câu chuyện này?
Quy định ngân sách chưa giải ngân phải được gửi ngân hàng thương mại nhà nước nhằm đảm bảo an toàn. Các ngân hàng nhận được nguồn vốn này đương nhiên là được hưởng lợi nhưng không được lợi nhiều do họ cũng phải luôn để số dư trên hệ thống, sẵn sàng chi ra bất cứ khi nào có yêu cầu. Tôi đánh giá quy định gửi ngân sách chưa được giải ngân trong ngân hàng là rất tốt, nhằm công khai minh bạch tránh lợi ích nhóm như chúng ta thường e ngại.
Ngân sách chưa tiêu hết, gửi tại ngân hàng nhưng Bộ Tài chính là cơ quan “tay hòm chìa khóa” nên buộc phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn theo đúng kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
Chúng ta đang phải huy động từ trái phiếu Chính phủ để đáp ứng yêu cầu nguồn chi. Huy động đó là theo kế hoạch và để tiền cho đầu tư công luôn sẵn sàng. Nếu không huy động sẵn, khi doanh nghiệp hoàn thành khối lượng công việc, Nhà nước không giải ngân kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Đó là điều không thể chấp nhận trong làm chính sách tài khoá.
Cảm ơn PGS.TS!
Tiền phong