Giá đường bất ngờ lập kỷ lục trong vòng 12 năm, loại nông sản này của Việt Nam bắt đầu "nóng" trở lại
Giá đường lập đỉnh trong 12 năm trở lại đây khiến một loại nông sản của Việt Nam bắt đầu bước vào đà tăng và dự báo sẽ còn duy trì trong thời gian tới.
- 11-04-2023Bị châu Âu tẩy chay kịch liệt, Nga bất ngờ tìm ra "miếng bánh ngọt" thơm ngon hơn cho dầu thô, xuất khẩu tăng vọt
- 09-04-2023Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 08-04-2023Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới trong năm 2022, Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng cường nhập khẩu
Có thể thấy đường đang là loại nguyên liệu chứng kiến biến động lớn nhất trong thời gian gần đây. Giá đường đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ gần đây tại sàn giao dịch London do lo ngại về nguồn cung toàn cầu khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu.
Giá đường trắng kỳ hạn tăng 4,3% vào phiên giao dịch ngày 11/3, chạm mức cao nhất kể từ năm 2011. Đây là nguyên liệu quan trọng đóng vai trò là chất tạo ngọt được sử dụng trong mọi thứ từ nước giải khát đến chocolate. Giá đường đã tăng vọt do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu và nguồn cung không chắc chắn từ các nhà sản xuất lớn bao gồm Thái Lan và Pakistan.
Các chuyên gia lo ngại rằng giá dầu tăng cao gần đây có thể thúc đẩy các nhà máy Brazil và Ấn Độ chuyển hướng trồng mía nhiều hơn sang sản xuất ethanol. Các nhà xay xát ở những quốc gia đó có thể quyết định sản xuất nhiều đường hơn hay nhiên liệu sinh học hơn, tùy thuộc vào điều gì hấp dẫn hơn.
Ông Francois Thaury, nhà phân tích tại công ty tư vấn Agritel có trụ sở tại Paris, cho biết: “Thị trường đường thực sự khan hiếm. Chúng tôi đã có những điều chỉnh giảm sản xuất ở các nước lớn.”
Giá đường cao hơn đang làm tăng thêm chi phí sản xuất các sản phẩm như bánh kẹo và bánh nướng vào thời điểm mà chi phí năng lượng, nhiên liệu và lao động cũng tăng lên. Tại Anh, người mua đang phải trả nhiều tiền hơn cho những thứ như đồ ngọt và nước ngọt.
Thaury cho biết giá bán lẻ đường cao hơn ở Ấn Độ cũng làm tăng thêm khả năng Chính phủ sẽ không cho phép xuất khẩu thêm trong mùa này, gây áp lực lên thị trường hơn nữa.
Một vụ mùa bội thu ở Brazil trong niên vụ 2023-2023 có thể giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt thị trường. Tuy nhiên, việc thiếu đường có thể giao trước khi hợp đồng đường trắng tháng 5 hết hạn vào thứ Sáu, kết hợp với lực mua, đang đẩy giá lên cao hơn, theo Claudiu Covrig của Covrig Analytics.
Covrig nói: “Khối lượng của Brazil rất cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa được đưa ra thị trường."
Đường trắng tăng 2,7% lên 679,50 USD/tấn tại London, tăng phiên thứ tư liên tiếp. Đường thô tăng 2,2% tại New York và chạm mức cao nhất kể từ năm 2016.
Thị trường trong nước
Tại thị trường trong nước, hưởng lợi từ giá đường thế giới tăng cao, giá nguyên liệu mía đường cũng đang tiếp nối đà tăng của thế giới.
Về giá mía nguyên liệu trong nước, hiện mía nguyên liệu đang dao động từ 850.000 - 1.150.000 đồng/tấn tùy thuộc khu vực.
Trước đó, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã đưa ra dự báo tích cực cho ngành mía đường cả nước trong niên vụ 2022-2023, khi cả diện tích sản xuất, sản lượng mía đưa vào ép và sản lượng đường được sản xuất đều tăng so với niên vụ trước đó.
Cụ thể, diện tích mía sản xuất trong niên vụ 2022-2023 dự kiến đạt khoảng trên 151.300 héc ta, tăng 3% so với cùng kỳ; sản lượng mía đưa vào ép đạt gần 8,8 triệu tấn, tăng 16,5% và sản lượng đường được sản xuất đạt gần 871.000 tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ.
Trong tháng 3 vừa qua, lô mía trắng đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Mỹ. Lô hàng này có khối lượng 20 tấn và nguyên liệu được thu mua tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Nhờ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ các nước ASEAN, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã giảm rõ rệt.
Ước tính, giá đường nhập lậu sau khi áp thuế chống bán phá giá sẽ cao hơn giá đường nội địa khoảng 15%. Do đó, mức thuế mới sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho mía đường trong nước. Giá mía được kỳ vọng tăng 50.000 - 80.000 đồng/tấn.
Nhịp sống thị trường