Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục "dò đáy"
Các doanh nghiệp trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm giá với dòng thép thanh vằn D10 CB300 từ 200.000 - 410.000 đồng/tấn.
- 14-06-2023Việt Nam thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện, Trung Quốc lại đang thừa đầy kho, giá gần chạm đáy hai năm qua
- 14-06-2023Mặt hàng này của Nga đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhập khẩu tăng mạnh gần 500% trong tháng 5, là mặt hàng Nga xuất khẩu đứng đầu thế giới
- 13-06-2023Một loại hạt của Việt Nam đang có giá cao nhất trong 15 năm
Theo số liệu từ SteelOnline.vn, một số doanh nghiệp sản xuất thép hạ 200.000 - 410.000 đồng/tấn với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp giữ nguyên mức giá đối với thép thanh cuộn CB240.
Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, thương hiệu thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200.000 đồng, xuống mức giá 14,69 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14,49 triệu đồng/tấn.
Tại miền Trung, thép Hòa Phát giảm 210.000 đồng/tấn với thép D10 CB300, về mức giá 14,54 triệu đồng/tấn; thép thanh cuộn CB240 vẫn có giá 14,14 triệu đồng/tấn.
Tại miền Nam, Thép Hòa Phát giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép vằn thanh, giá xuống 14,64 triệu đồng/tấn; thép cuộn vẫn được giữ ở mức giá 14,51 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng với thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức 14,39 triệu đồng/tấn; trong khi đó, thép cuộn CB240 có giá 14,22 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 bình ổn với mức giá 14,24 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210.000 đồng, xuống mức 14,56 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 14,41 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm sâu 410.000 đồng, hiện có giá 14,36 triệu đồng/tấn.
Thép thép thanh vằn D10 CB300 của VAS tại miền Bắc giảm 200.000 đồng, có giá 14,26 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210.000 đồng, có giá 14,46 triệu đồng/tấn; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 14,31 triệu đồng/tấn.
Như vậy tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 9 đợt điều chỉnh giảm, tuỳ thương hiệu sẽ có tần suất điều chỉnh giá khác nhau.
Riêng trong tháng 5, các đơn vị đã điều chỉnh giá bán thép xây dựng 5 lần với tần suất giảm khoảng 1 lần/tuần, với các mức giảm 100.000 -200.000 đồng/tấn/lần tùy chủng loại sản phẩm.
Tập đoàn Hòa Phát trong tháng 5 ghi nhận mức tiêu thụ thép các loại (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, và phôi thép) đạt 530.000 tấn, mặc dù giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã tăng 16% so với tháng 4/2023 trước đó. Đây cũng là mức tiêu thụ thép cao nhất của tập đoàn này từ đầu năm cho thấy tín hiệu khả quan về sự phục hồi.
Bên cạnh tín hiệu khả quan từ nhu cầu tiêu thụ, giá thép thế giới cũng đang vận động theo xu hướng tích cực hơn sau khi thủng đáy vào cuối tháng 5. Hiện giá thép thanh vằn tại Trung Quốc đã hồi phục khoảng 9% trong hơn 2 tuần qua lên mức 3.778 CNY/tấn. Dù vậy, mức giá này vẫn còn thấp hơn 13% so với trung tuần tháng 3.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tại thị trường trong nước, giá nguyên vật liệu có xu hướng nhích nhẹ cuối tháng 5 và kéo dài sang tháng 6 này. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước yếu nên các nhà máy cạnh tranh liên tục điều chỉnh giá bán giảm dần và mới có đợt giảm giá vào trung tuần tháng 6. VSA cũng dự báo, giá thép có thể giảm tiếp từ nay đến cuối năm.
Nhịp sống thị trường