Giá vàng, đô, coin giảm mạnh khi nhà đầu tư hoảng loạn
Giá USD, vàng và tiền điện tử đều giảm trong phiên vừa qua do nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro khi chứng khoán lao dốc. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, USD và vàng tăng mạnh.
- 21-01-2022Những thông tin tài chính ngân hàng nổi bật ngày 21/01
- 21-01-2022Các đồng tiền hàng hóa tăng giá mạnh, Bitcoin nhảy vọt lên mức 43.500 USD
- 19-01-2022USD cao nhất 1 tuần, vàng và Bitcoin giảm sâu
USD giảm nhẹ cùng chiều với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, trong bối cảnh các nhà đầu tư hướng sự chú ý tới cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, sẽ diễn ra vào tuần tới, đề biết rõ hơn về triển vọng tăng lãi suất của nền kinh tế số 1 thế giới.
Chỉ số Dollar index – so sánh đồng USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – đã giảm 0,2% vào lúc kết thúc ngày 21/1 theo giờ Việt Nam, xuống 95,555.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ phiên này cũng giảm do lo ngại về khả năng xảy ra xung đột liên quan đến vấn đề Ukraina, làm giảm nhu cầu đối với tài sản rủi ro.
Mặc dù giảm trong phiên này, song Dollar index tính chung cả tuần vẫn tăng 0,4%, mạnh nhất kể từ giữa tháng 12, nhờ mấy phiên đầu tuần tăng mạnh do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn dự đoán trước đây.
Các thị trường đang nhận định Fed sẽ có tới 4 đợt tăng lãi suất trong năm nay, lần đầu tiên vào tháng 3 tới, và dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm bảng cân đối kế toán hơn 8 nghìn tỷ USD trong vòng vài tháng tới. Cuộc họp vào tuần tới của Fed có thể làm sáng tỏ mức độ thắt chặt tiền tệ của thể chế này.
Bipan Rai, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ khu vực Bắc Mỹ của CIBC Capital Markets ở Toronto, cho biết: "Thị trường nhìn chung sẽ tầm lắng" cho đến khi Fed đưa ra tuyên bố vào thứ Tư (25/1) sau cuộc họp kéo dài hai ngày. "Đồng USD giảm nhẹ trong ngày hôm nay do thiếu động lực, là các dữ liệu", ông Rai cho biết.
Các đồng tiền được coi là đặt cược rủi ro hơn USD hay yen Nhật, bao gồm đô la Australia và đô la New Zealand đều giảm. Trong khi đó, những đông tiền được coi là nơi trú ẩn an toàn như đồng yên Nhật Bản và đồng franc Thụy Sĩ mạnh lên.
So với yen Nhật, USD phiên vừa qua giảm 0,3% xuống 113,685 JPY, trong khi euro tăng 0,3% so với USD, lên 1,1311 USD.
Các nhà phân tích tiền tệ của MUFG cho biết: "Sức mạnh của đồng đô la Mỹ ngày nay chắc chắn giống với mô hình điển hình mà chúng ta đã thấy", "Không thể tránh việc thị trường chứng khoán tiếp tục giảm, mô hình tiền tệ nhóm G10 sẽ trở nên ‘bình thường’ hơn",
Bảng Anh giảm 0,3% xuống 1,3556 USD. Doanh số bán lẻ ở Anh là dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế này đang yếu đi. Theo đó, doanh số bán lẻ tháng 12 giảm 3,7% do người tiêu dùng mua sắm cho Giáng sinh sớm hơn và nhiều người ở nhà trong dịp nghỉ lễ hơn mọi năm do biến thể Omicron.
Xu hướng bán tháo tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra trên khắp các thị trường. Tâm lý nhà đầu tư đã trở nên xấu đi trong những ngày gần đây do một số dữ liệu kinh tế Mỹ vừa công bố yếu hơn dự kiến, lạm phát tăng cao và lo ngai về tốc độ thắt chặt chính sách của Fed.
Đô la Australia và đô la New Zealand đều giảm hơn 0,5% so với USD, xuống lần lượt 0,71890 USD và 0,67220 USD.
Franc Thụy Sĩ có lúc mạnh thêm 0,6% lên 0,91170 franc/USD, kết thúc ngày tăng 0,34%.
Trong khi triển vọng nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới được cho là sẽ hỗ trợ đồng USD, chỉ số này vẫn đi ngang nếu so với đầu năm 2022.
"Bạn sẽ nghĩ rằng lãi suất tăng sẽ dẫn đến đồng đô la mạnh hơn. Nhưng nếu bạn biết rằng lãi suất sẽ sớm tăng và bảng cân đối kế toán thu hẹp từ tháng 7, tại sao bạn lại mua USD ngay bây giờ. Chỉ cần chờ đợi và sau đó đưa vào danh mục tài sản với tỷ lệ USD nhiều hơn," Mike Kelly, người phụ trách đa tài sản trên phạm vi toàn cầu của PineBridge Investments cho biết.
Nhân dân tệ Trung Quốc giảm trong ngày 21/1, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng tuần thứ 2 liên tiếp, bất chấp việc ngân hàng trung ương nước này cắt giảm một loạt lãi suất các kỳ hạn để hỗ trợ cho nền kinh tế đang hạ nhiệt. Theo đó, CNY kết thúc ngày ở mức 6,3460 CNY, giảm hơn 12 pip so với đóng cửa phiên liền trước.
Đối với tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi, rouble Nga tăng 0,2% vào lúc kết thúc ngày 21/1 theo giờ Việt Nam, nhưng giảm 2% kể từ đầu năm, trong khi đồng hryvnia của Ukraine giảm gần 4% kể từ đầu năm.
Đồng lira gặp Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,4% sau khi ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất chủ chốt. Đồng rand của Nam Phi tăng 0,2%, nhích gần tới mức cao nhất trong hai tháng của ngày thứ Năm 20/1, khi dữ liệu lạm phát gia tăng trong tuần này làm gia tăng đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất vào tuần tới.
Trái phiếu của Nga và Ukraina cũng chịu áp lực, với lợi suất thực trái phiếu của cả Nga và Ukraina hiện đều âm 7%.
Cập nhật tỷ giá tiền tệ quốc tế.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin và các loại tiền khác đều giảm mạnh do hoạt động bán tháo khi các nhà đầu tư nỗ lực thoát khỏi các tài sản rủi ro trước khi Fed tăng lãi suất.
Phiên vừa qua, có lúc Bitcoin giảm hơn 9% xuống 37.839 USD, mức thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng, tương đương giảm 45% so với mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào tháng 11 năm ngoái, là 69.000 USD. Ethereum, loại tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, cũng giảm mạnh hơn 12% trong phiên giao dịch vừa qua, xuống 2.749 USD, giảm 44% so với mức cao nhất mọi thời đại, là 4.878 USD. Tương tự, đồng Cardano cũng giảm 13%, Solana giảm 15% và dogecoin giảm 10% và Shiba Inu giảm 12%.
Diễn biến giá Bitcoin ngày 21/1.
Giá vàng giảm mạnh trong phiên cuối tuần nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng tuần thứ 2 liên tiếp do lạm phát gia tăng và rủi ro về địa chính trị củng cố sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Giá palađi phiên này tăng mạnh do nhu cầu cao và rủi ro về nguồn cung.
Theo đó, giá vàng giao ngay kết thúc phiên 21/1 giảm 0,4% xuống 1.831,11 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 2 giảm 0,5% xuống 1.832,90 USD. Tính chung cả tuần, giá vàng vẫn tăng 0,9% do các nhà đầu tư đang tìm nơi ẩn náu trong tâm trạng lo sợ về lạm phát.
Giá palađi phiên này tăng 2,9%, tính chung cả tuần tăng 12,7% do lo ngại về khả năng Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt hoặc EU gia tăng các biện pháp mới nếu Nga, nhà sản xuất palađi lớn, tấn công Ukraina. Giá bạc tuần này cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2021, tăng khoảng 5,6%.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk