Giá vàng trong nước chao đảo
Giá vàng trong nước vừa bật tăng nửa triệu đồng mỗi lượng đã vội lao dốc, trong khi giá vàng thế giới đi ngang do áp lực chốt lời của nhà đầu tư.
- 15-04-2023USD chạm đáy 1 năm, tiền điện tử ether cao nhất 11 tháng, giá vàng nhảy múa
- 15-04-2023Giá vàng quay đầu rớt mạnh
- 14-04-2023Sáng 14/4, giá vàng trong nước đồng loạt tăng vọt
Sáng nay (16/4), giá vàng SJC trong nước giảm 100.000 - 150.000 đồng/lượng. Cụ thể, Tập đoàn Phú Quý và Doji niêm yết ở mức 66,35 - 67 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Giá nhẫn tròn trơn lao dốc mạnh, giảm 450.000 - 500.000 đồng/lượng, về mốc 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.
Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết Vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,69 - 56,69 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.004 USD/ounce, đi ngang so với phiên giao dịch trước đó. Theo tỷ giá hiện hành, giá vàng thế giới khoảng 56,1 triệu đồng/lượng (chưa kể thuế phí). Sau khi đạt mức cao nhất trong gần 2 năm qua, dưới áp lực chốt lời của nhà đầu tư, giá vàng thế giới đi ngang.
Chia sẻ trên Kitco News, ông Robert Minter - chuyên gia chiến lược đầu tư thuộc một tập đoàn của Vương Quốc Anh đưa ra lí do nhà đầu tư nên đầu tư vào vàng.
Theo ông Minter, nhiều dự báo cho thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Cùng đó, trước bất ổn của thị trường tài chính, không chỉ nhà đầu tư cá nhân, một số ngân hàng trung ương cũng tăng cường tích trữ vàng. Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng trung ương đã mua 125 tấn vàng, mức cao nhất so với cùng kỳ trong 1 thập kỷ qua.
Tại thị trường tiền tệ trong nước, ngày 16/4 rơi vào ngày nghỉ cuối tuần, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.588 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD xoay quanh mức 23.840 - 23.620 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD.
Tiền phong