Giá vàng vừa chạm đỉnh nhưng 'cơn điên' sẽ chưa dừng lại vì lý do này
Theo các chuyên gia, giá vàng có thể đạt 2.400 USD/ounce vào nửa cuối 2024.
- 21-03-2024Thông tin từ Fed đẩy giá vàng thế giới tăng hơn 1%
- 10-03-2024Nhà phân tích, nhà đầu tư lạc quan giá vàng sẽ lập những kỷ lục mới trong tuần tới
- 09-03-2024Giá vàng thế giới cao nhất từ trước tới nay
Giá vàng chạm ngưỡng cao nhất mọi thời đại hôm 21/3 và có khả năng tiếp tục tăng nữa khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng thỏi với số lượng kỷ lục.
Giá vàng có thể tăng lên mức 2.300 USD/ounce vào nửa cuối năm 2024, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ có thể cắt giảm sản lượng. Aakash Doshi, đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hoá Bắc Mỹ của Citi nói với CNBC rằng FED có thể cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2024. Vàng hiện được giao dịch ở mức 2.203 USD.
Giá vàng có xu hướng đi ngược với lãi suất. Khi lãi suất giảm, vàng trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu.
Macquarie cũng dự báo giá vàng sẽ lập kỷ lục cao mới trong nửa cuối năm nay. Trong khi đó, Giám đốc toàn cầu của Ngân hàng Trung ương Hội đồng Vàng thế giới Shaokai Fan cho hay: “Các ngân hàng trung ương, vốn đã mua vàng ở mức lịch sử trong 2 năm qua, tiếp tục là người mua mạnh vào năm 2024”.
Các nhà quan sát thị trường nói với CNBC rằng những hoạt động mua này đã củng cố giá vàng bất chấp lãi suất cao và đồng đô la mạnh.
“Trong thập kỷ qua, Nga và Trung Quốc là 2 khách hàng lớn nhất. Tuy nhiên, việc mua vàng của các ngân hàng trung ương khác trong những năm gần đây đã đa dạng hơn”, Doshi của City nói.
Trung Quốc là động lực hàng đầu cho cả nhu cầu tiêu dùng lẫn hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương và quốc gia này sẽ không “giảm tốc”.
Trong số các ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là khách mua vàng lớn nhất vào năm 2023. Nền kinh tế có phần trầm lắng và lĩnh vực bất động sản gặp khó khăn cũng khiến nhiều nhà đầu tư hướng tới tài sản trú ẩn an toàn trong khi đầu tư vàng cá nhân vẫn mạnh mẽ, WGC cho biết.
Ngân hàng Trung ương Ba Lan tiêu thụ vàng lớn thứ 2 với lượng mua đạt 130 tấn vàng thỏi trong năm 2023. Singapore ghi nhận lượng mua vàng ròng cao thứ 3, đạt 76,51 tấn.
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) không tiết lộ lý do dẫn đến quyết định đầu tư nhưng chuyên gia phỏng đoán các ngân hàng trung ương toàn cầu đã cảnh giác với những rủi ro địa chính trị từ cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra.
Giá vàng mạnh cũng được thúc đẩy bởi hoạt động mua bán trang sức. Ngoài Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mua nhiều vàng nhất, quốc gia này cũng ghi nhận lượng mua vàng lẻ cao nhất.
“Ở cấp độ người tiêu dùng, Trung Quốc là nhân tố chính tạo ra nhu cầu vàng mạnh mẽ vào năm ngoái khi người tiêu dùng chuyển sang vàng để đa dạng hoá danh mục từ các loại tài sản khác”, Fan của Ngân hàng Trung ương Hội đồng Vàng thế giới nói.
Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng thế giới, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ để trở thành nước mua trang sức vàng lớn nhất thế giới vào năm 2023. Người tiêu dùng nước này đã mua 603 tấn trang sức vàng vào năm ngoái, tăng 10% so với năm 2022.
Bên cạnh Trung Quốc, nhu cầu tiêu dùng vàng ở Ấn Độ cũng ở mức cao, đặc biệt trong mùa cưới, thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 và tháng 1 đến tháng 3.
“Vàng luôn là hình thức quà tặng có giá trị cao nhất mà bạn có thể tặng ai đó ở Ấn Độ. Đó là một phần quan trọng của mùa cưới”, Fan nói.
WGC cho biết giá vàng đắt hơn đã thể ảnh hưởng đến tiêu thụ vàng tại Ấn Độ. Nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức của quốc gia này đã giảm 6% xuống 562,3 tấn vào năm 2023.
Nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương nước này cũng tăng mạnh, với việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ mua 8,7 tấn vàng trong tháng 1, đánh dấu mức mua hàng tháng cao nhất kể từ tháng 7/2022.
Theo hồ sơ của WGC, ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu vàng của Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái tăng gần gấp đôi so với năm 2022.
Nguồn: CNBC.
Nhịp sống thị trường