Giá xăng dầu và giá điện tăng cao, tại sao CPI không nhảy vọt?
CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
- 29-05-2019Vì sao "ông trùm cho vay nóng" Macau đầu tư 4 tỷ USD vào casino Việt Nam?
- 29-05-2019'Cán bộ đi nước ngoài như đi chợ', thu hồi tiền thế nào?
- 28-05-2019Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty sắp bị giám sát về tài chính
Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới cùng với giá điện tăng do sản lượng điện tiêu thụ tăng cao đã ảnh hưởng tới tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5. Tuy nhiên, diễn biến của dịch tả lợn châu Phi khiến giá thịt lợn tiếp tục giảm.
Đồng thời, việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ góp phần kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng trước, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Trong mức tăng 0,49% của CPI tháng 5/2019 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 2,64% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 2/5/2019 và thời điểm 17/5/2019 (tác động làm CPI chung tăng 0,25%).
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,28% chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng 6,86%; giá gas tăng 0,6%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,66% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,54%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%.
Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và nhóm giáo dục cùng tăng 0,05% (dịch vụ giáo dục tăng 0,01%); hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,13%.
Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,06% (dịch vụ y tế giảm 0,1%); bưu chính viễn thông giảm 0,05%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2019 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 5/2019 tăng 1,5% so với tháng 12/2018 và tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2019 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,85% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2019 giảm 0,5% so với tháng trước; tăng 2,27% so với tháng 12/2018 và giảm 1,02% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2019 tăng 0,45% so với tháng trước; giảm 0,01% so với tháng 12/2018 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2018.